5 “mẹo” Trump phải giắt túi nếu muốn đàm phán thành công với Kim Jong-un

Trump càng chuẩn bị kỹ càng, thì càng giảm thiểu nguy cơ bị Triều Tiên “qua mặt”.

_______________________

Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các phái đoàn tương ứng của họ theo kế hoạch ban đầu dự kiến sẽ gặp nhau tại Singapore vào ngày 12/6 tới – đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nguyên thủ Mỹ-Triều đối thoại trực tiếp với nhau. Như Trump vẫn thích nói, cuộc gặp thượng đỉnh sẽ là một sự kiện “trọng đại”, đột phá trên trường ngoại giao quốc tế và sẽ được cả thế giới dõi theo. Trump chỉ muốn cả thiên hạ biết, muốn thể hiện, chẳng nghi ngờ gì đang thích thú với cơ hội chứng tỏ cho các đối thủ chính trị thấy rằng ông có sự dẻo dai, sức mạnh và trí tuệ để làm điều mà những tổng thống Mỹ khác không thể: phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên.

Hãy giả sử rằng hội nghị thượng đỉnh vẫn sẽ diễn ra đúng lịch vào tháng tới, dù mới đây Trump gửi thư tuyên bố “huỷ hẹn” với Kim làm dấy lên sự quan ngại từ nhiều phía, rồi bất chợt lại khẳng định vẫn còn thời gian để chuẩn bị họp thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Singapore vào tháng sau theo kế hoạch. Khi đó, mọi thứ cần phải đi đúng hướng nếu Trump muốn bay trở về Washington cùng những tin tức ngoại giao tích cực để tiếp tục “diễu võ giương oai” tại quê nhà.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trên trang bìa tờ Rodong Sinmun sau cuộc gặp lần 2 đầy bất ngờ hôm 26/5. 

Như nhiều chính quyền Mỹ kế tiếp nhau đều phát hiện vào thời điểm này hay thời điểm khác, việc đàm phán với người Triều Tiên về bất cứ điều gì, chứ không chỉ riêng về chương trình vũ khí hạt nhân quý giá của nước này, là một công việc khó khăn cực độ với vô số “ổ voi” và những con dốc thẳng đứng trên con đường thực hiện. Giờ đây, Donald Trump chính là nhân vật nắm cơ hội để thể hiện với những người đồng cấp nước ngoài rằng ông thực sự là tay đàm phán cừ khôi nhất thế giới. Mà để được vậy, theo Daniel R. DePetris – nhà nghiên cứu tự do kiêm chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn địa chiến lược Wikistrat, nhà lãnh đạo xứ cờ hoa nên làm theo 5 lời khuyên sau:

Nếu có bất cứ người Mỹ nào mà chính quyền của ông Kim vô cùng chán ghét, thì đó hẳn là đương kim cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump. John Bolton là một thành viên có địa vị trong việc kiểm soát vũ khí quốc tế trong nhiều thập niên, thậm chí từng làm việc với tư cách quan chức cấp cao về giải trừ quân bị của Bộ Ngoại giao Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống George W. Bush. Bolton hiểu rõ bản thân, vì thế việc ông ta có vị trí trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới giữa Mỹ và Triều Tiên hẳn cũng là lẽ tự nhiên.

Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở trí tuệ hay kỹ năng ngoại giao của Bolton, mà ở cách diễn giải rất khác của ông ta về ý nghĩa của ngoại giao trong thực tế. Lịch sử trải qua 3 chính quyền khác nhau (Trump là vị tổng thống thứ 4 Bolton làm việc cùng) và trong nhiệm kỳ tại Viện Doanh nghiệp Mỹ là minh hoạ cho thấy mức độ cứng rắn của nhân vật này với bất kỳ loại đàm phán nào. Ngoại giao về bản chất bao gồm một mức độ đáng kể “cho đi và nhận lại”, tán tụng, chỉ dẫn và kiên nhẫn – mà không điều gì trong số này cố vấn an ninh quốc gia của Trump thể hiện trong suốt thời gian làm việc trong chính quyền. “Thoả hiệp”, vốn được giới ngoại giao xem là một thủ thuật cần thiết trên con đường đi đến một thoả thuận tốt, lại bị Bolton xem là sự nhân nhượng và yếu đuối của một siêu cường trước một sức mạnh khiêm tốn và hèn nhát hơn.

Năm 2003, John Bolton trên cương vị Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế từng có bài phát biểu về mối đe dọa từ Triều Tiên. Bài diễn văn đã chọc giận chính quyền Bình Nhưỡng, khiến họ gọi Bolton là “cặn bã của loài người” và cấm ông ta tham gia các đàm phán đa phương về chương trình hạt nhân Triều Tiên. Trong ảnh: Trang nhất tờ Washington Times chạy tít về phản ứng của Tiều Tiên trước phát biểu của Bolton kèm biếm hoạ. Ảnh: Washington Times

Một số thành viên trong chính quyền của Trump, mà nổi trội nhất là John Bolton, đã gợi ý rằng Mỹ nên đòi hỏi từ phía Triều Tiên thứ không kém hơn bản thoả thuận hạt nhân theo hình mẫu là hiệp định về Libya hồi năm 2003-2004. Bản hiệp ước này dựa trên khái niệm đơn giản: sau khi Muammar el-Qaddafi đưa ra tuyên bố đầy đủ về chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt của mình và cho phép giới chức Mỹ cùng Anh đưa năng lực của ông ta ra khỏi đất nước này để phá huỷ chúng, thì Tripoli sẽ được chấm dứt tình trạng cô lập về kinh tế và chính trị. Bolton thường nói việc “Libya hoá” chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là cách đúng đắn và duy nhất để ứng phó với những nhân vật “bất hảo” nắm địa vị cao tại những chế độ “bất hảo”.

Kim đã rút ra được bài học từ sự việc Qaddafi bị làm nhục công khai, rằng không nên tin bất cứ điều gì người Mỹ hứa hẹn tại bàn đàm phán; John Bolton muốn đưa Triều Tiên đi theo “hình mẫu Libya”. Ảnh: Getty – Shutterstock

Tuy nhiên, ông Kim Jong-un nhìn lại những gì Qaddafi đã trải qua và thấy điều gì đó hoàn toàn khác: thủ đoạn ngoại giao Mỹ đưa ra để giải giáp chính phủ Libya khiến nước này rất dễ chịu thiệt trước một cuộc tấn công quân sự của phương Tây. Nếu chế độ của ông Kim từng ngờ vực về việc phi hạt nhân hoá trước năm 2011, thì giờ đây họ hoàn toàn hoài nghi, trước những gì xảy đến với Qaddafi sau các cuộc biểu tình Mùa Xuân Arập tàn phá đất nước của ông ta. Nhà độc tài Libya cuối cùng đã rơi vào tay kẻ thù có vũ trang và hình ảnh lan truyền khắp thế giới là một người đàn ông đầu tóc bù xù, bẩn thỉu, yếu ớt và bị lăng nhục, rồi bị hành quyết không lâu sau đó. Kim đã rút ra được bài học từ sự việc Qaddafi bị làm nhục công khai, rằng không nên tin bất cứ điều gì người Mỹ hứa hẹn tại bàn đàm phán.

Tuy nhiên, ông Kim Jong-un nhìn lại những gì Qaddafi đã trải qua và thấy điều gì đó hoàn toàn khác: thủ đoạn ngoại giao Mỹ đưa ra để giải giáp chính phủ Libya khiến nước này rất dễ chịu thiệt trước một cuộc tấn công quân sự của phương Tây. Nếu chế độ của ông Kim từng ngờ vực về việc phi hạt nhân hoá trước năm 2011, thì giờ đây họ hoàn toàn hoài nghi, trước những gì xảy đến với Qaddafi sau các cuộc biểu tình Mùa Xuân Arập tàn phá đất nước của ông ta. Nhà độc tài Libya cuối cùng đã rơi vào tay kẻ thù có vũ trang và hình ảnh lan truyền khắp thế giới là một người đàn ông đầu tóc bù xù, bẩn thỉu, yếu ớt và bị lăng nhục, rồi bị hành quyết không lâu sau đó. Kim đã rút ra được bài học từ sự việc Qaddafi bị làm nhục công khai, rằng không nên tin bất cứ điều gì người Mỹ hứa hẹn tại bàn đàm phán. Đối với chính quyền Trump, việc đưa cuộc trò chuyện trở về Libya trong bất cứ ngữ cảnh nào đều không phải là cách xây dựng để tạo điều kiện cho hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6 diễn ra thuận lợi.

Nếu Tổng thống Trump tin rằng ông có thể đáp Không lực Một xuống Singapore rồi trở về chỉ sau vài giờ đồng hồ cùng một bản thoả thuận phi hạt nhân hoá, vậy thì tốt hơn hết nhà lãnh đạo xứ cờ hoa nên chấm dứt ảo tưởng đó. Ông chủ Nhà Trắng có thể ngủ mơ về một kịch bản như vậy, song một thoả thuận mà theo đó Bình Nhưỡng nhất trí dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân theo thời gian biểu gấp gáp để đổi lấy các lợi ích kinh tế và chính trị chưa rõ là gì đơn giản sẽ không xảy ra.

Trump cần phải hạ thấp tầm nhìn, vì cả lợi ích của các cuộc đàm phán lẫn vì sự tỉnh táo, sáng suốt của chính mình. Thay vì tập trung vào phi hạt nhân hoá ngay tắp lự, ông hãy nỗ lực hướng đến một tuyên bố chung về mục tiêu từ Kim Jong-un, theo đó nhà lãnh Triều Tiên cam kết với một khuôn khổ phi hạt nhân hoá để bình thường hoá tổng quan, có các nội dung cụ thể được đàm phán sau ở cấp chuyên gia. Một văn kiện như vậy có thể sẽ không phải cảnh tượng hứng khởi để bày ra trước công chúng như Trump đang mong đợi, và có thể sẽ giống với bất kỳ tuyên bố nào trước đó được Bình Nhưỡng ký kết trong 1/4 thế kỷ qua. Nhưng có lẽ đó là thứ duy nhất mà Washington có thể có được từ chính quyền ông Kim ở giai đoạn manh nha như hiện nay.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều được sắp xếp sau thượng đỉnh Hàn-Triều hôm 27/4 vừa qua, song có nguồn tin khẳng định Trump đến nay không dành nhiều thời gian và cố gắng để chuẩn bị cho hội nghị ngày 12/6. Nhà lãnh đạo xứ cờ hoa nên chuẩn bị kỹ lưỡng những nội dung dự kiến sẽ trao đổi cùng ông Kim Jong-un tại thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới. Ảnh: AFP – Vox

Theo một bản tin hôm 16/5 từ tạp chí Time, ông Trump đến nay không dành nhiều thời gian và cố gắng để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6. Nếu thông tin này chính xác, không cường điệu khi nói rằng đây là nguồn cơn gây quan ngại. Một tổng tư lệnh rất khó dự đoán và thi thoảng hay thay đổi, không mấy tường tận lịch sử Triều Tiên và không có kinh nghiệm với những cuộc đàm phán địa chính trị chứa đựng nhiều nguy cơ như thế này, thực sự không thể và không nên tiến vào phòng đàm phán nếu không có đôi chút nhận thức bao quát về điều ông muốn đạt được và trao đổi với đối phương. Có thể Trump nghĩ ông có khả năng sử dụng tính cách của mình cùng các cuộc chuyện trò xã giao nho nhỏ để hâm nóng không khí với ông Kim, nhưng sự thân thiện và tán dương sẽ chẳng đem lại gì nếu Nhà Trắng không ngay lập tức xác định lập trường đối thoại mấu chốt của họ đối với phía Triều Tiên. Đây là lúc cần đến các chủ đề đối thoại và các chỉ dẫn nền, nhằm “dạy” cho một tổng thống những thủ thuật ngoại giao của đối phương. Trump càng chuẩn bị kỹ càng, thì càng giảm thiểu nguy cơ bị Triều Tiên “qua mặt”.

Ông Trump phát biểu trong một phiên họp toàn thể của Quốc hội Mỹ. Ảnh: AP

Bất cứ thoả thuận nào đạt được giữa Washington và Bình Nhưỡng đều sẽ đòi hỏi sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ. Các thoả thuận hành pháp được tổng thống này ký kết có thể dễ dàng bị người kế nhiệm đạp đổ, huỷ hoại mọi thứ chính quyền tiền nhiệm nỗ lực đạt được. Bằng việc rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân Iran, Trump đã trực tiếp trải nghiệm điều đó. Nếu ông muốn tránh kịch bản tương tự cái mà ông đã “trao” cho cựu Tổng thống Barack Obama, Trump nên sớm và thường xuyên liên lạc cũng như đặt câu hỏi cho các thành viên Quốc hội trong suốt thời gian diễn ra các cuộc trao đổi. Là một nhánh ngang hàng với chính phủ, Quốc hội Mỹ xứng đáng có được thông tin về điều mà nước Mỹ đang hy vọng đạt được, điều đất nước này chuẩn bị từ bỏ và thời điểm nào Mỹ sẵn sàng bước khỏi bàn đàm phán. Đổi lại, Nhà Trắng cũng đáng được nhận thông tin về điều mà nhánh lập pháp kỳ vọng cũng như những điều khoản mà họ có thể chấp nhận. Chính quyền Mỹ đối xử với Quốc hội như một nhánh độc lập với các đặc quyền hiến pháp thay vì xem họ như một nhóm khán giả có thể bỏ qua càng sớm thì càng tốt. Các thoả thuận quốc tế dạng này không tồn tại lâu dài nếu người Mỹ, thông qua những gương mặt đại diện được lựa chọn qua bầu cử của họ, tỏ thái độ không ủng hộ chúng.