Australia lo ngại Trung Quốc giành tầm ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương

Theo Lan Hạ ( (Theo Reuters))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày 10/4, hãng tin Fairfax Media của Australia dẫn các nguồn giấu tên đưa tin, Trung Quốc đã tiếp cận Vanuatu với mục đích thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài trên hòn đảo bé nhỏ này ở Thái Bình Dương, một kế hoạch nhiều khả năng sẽ gây căng thẳng khu vực.

Theo hãng tin trên, hiện chưa có đề xuất chính thức nào được đưa ra, song các cuộc thảo luận sơ bộ đã được tiến hành về việc bố trí một căn cứ quân sự hoàn chỉnh tại Vanuatu. Ngoài ra, viễn cảnh về một tiền đồn quân sự của Trung Quốc quá gần Australia cũng đã được thảo luận ở cấp cao nhất tại Canberra (Australia) và Washington (Mỹ).

Ảnh
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Ảnh: AP
Hãng Fairfax Media cho biết, các cuộc thảo luận sơ bộ bao gồm một thỏa thuận tiếp cận ban đầu, theo đó tàu hải quân Trung Quốc được phép vào bến để được bảo dưỡng, tiếp liệu và bổ sung, từ đó sẽ dẫn tới việc xây dựng một căn cứ quân sự hoàn chỉnh.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho biết bà đã được các quan chức Vanuatu trấn an rằng không có đề xuất chính thức nào từ phía Bắc Kinh, song bà quyết định không đề cập tới việc liệu đã diễn ra bất kỳ cuộc thảo luận không chính thức nào hay chưa.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Australian Broadcasting Corporation, Ngoại trưởng Bishop nói: “Chính quyền Vanuatu cho biết không có đề xuất nào như vậy, tuy nhiên thực tế là Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới. Song tôi vẫn tin tưởng Australia là lựa chọn đối tác chiến lược của Vanuatu”. 

Về phần mình, một người phát ngôn của Thủ tướng Vanuatu Charlot Salwai chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên. Cả Cao ủy Vanuatu tại Canberra và Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra cũng chưa bình luận gì. 

Nếu kế hoạch như trên thành hiện thực, thì điều này sẽ đánh dấu tham vọng bành trướng về mặt quân sự của Trung Quốc, vượt xa các hoạt động gây tranh cãi của nước này tại châu Á, đặc biệt ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã xây dựng các đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm, hay xây dựng cảng và đường băng. 

Một số quốc gia đã cáo buộc Trung Quốc trong những tháng gần đây tìm cách “mua” tầm ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương thông qua viện trợ quốc tế, làm dấy lên lo ngại rằng tầm ảnh hưởng lâu đời của Australia trong khu vực đang dần suy yếu. 

Trung Quốc khánh thành căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên hồi tháng 8 năm ngoái tại Djibouti ở Sừng Châu Phi. Đây là căn cứ hải quân nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc, song Bắc Kinh mô tả đây chỉ là một cơ sở hậu cần./.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.