Bình yên phía biển

(Baonghean.vn) "Lính biên phòng haihay ba thậm chí 5 năm không về quê đón Tết cùng gia đình là chuyện bình thường. Tết Nhâm Thìn mới rồi, 70% quân số của đơn vị đều trực chiến, phối kết hợp với chính quyền Thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc tổ chức tốt công tác vui Xuân tại địa bàn" -Trung tá Bùi Thanh Tần, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy cho biết...

 

Bỏ lại sau lưng cái dư âm của Tết sum vầy, hàn huyên, chúng tôi tìm đến Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy, nơi có những người lính mang quân hàm xanh tại cửa biển ngày đêm vững vàng"thức" cho nhân dân ngủ, vui chơi. Đồn nằm sát Cảng, cạnh sóng trùng khơi, nên dù đã được che chắn bởi rừng phi lao nhưng vẫn lồng lộng gió lạnh bốn bề. Lúi húi bên trồng, vun xới thực hiện Tết trồng câytruyền thống cùng các chiến sỹ, cái cười chào đón của Chính trị viên Bùi Thanh Tần tươi rói: Đất nước mình đang đi trong mùa xuân hòa bình, phát triển, chính những nơi tuyến đầu, người lính cảm nhận rõ hơn ai hết về Xuân. Trồng phi lao thế này tức là tạo dựng thêm nét Xuân mới, đảm bảo che chắn gió mưa mùa bão, cát bay sa mạc hóa mùa hè"...

 Bình yên phía biển ảnh 1


Các chiến sỹ Đồn Biên phòng cảng Cửa Lò - Bến Thủy kiểm tra thủ tục của tàu Thái Huy 88.

Nhấp chén trà Xuân trong phòng khách giản dị của Đồn, Trung tá Bùi Thanh Tần giới thiệu về lịch sử và những thành tích đơn vị: Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy được thành lập tháng 5/1959, thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, đóng tại khối 1 phường Nghi Thủy, Thị xã Cửa Lò. Đồn có 3 trạm kiểm soát biên phòng độc lập; quản lý, bảo vệ đoạn biên giới biển dài 26 km, 2 cửa lạch là Cửa Hội và Cửa Lò, 2 cảng biển (cảng Cửa Lò và cảng Bến Thuỷ), 2 cảng chuyên dụng xăng dầu (cảng Nghi Hương và cảng Hưng Hoà) và Cảng nước sâu Cửa Lò tại xã Nghi Thiết vừa mới khởi công xây dựng. Ngoài ra còn quản lý một lượng phương tiện đánh bắt hải sản lớn, gồm 769 phương tiện/3.679 lao động. Nhiệm vụ cụ thể gồm: trinh sát, vận động quần chúng, vũ trang đấu tranh phòng chống tội phạm, công tác đối ngoại và tuần tra kiểm soát... Nhiều năm qua, chiến sỹ Đồn luôn nêu cao ý chí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị đề ra. Trong phong trào Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2008 - 2011, Đồn được UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen và đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, Vững mạnh toàn diện.


Tết Nguyên đán Nhâm Thìn vừa qua, Đồn đã tổ chức lực lượng thường trực trực 70% quân số; cùng phối hợp tốt các lực lượng địa phương tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ địa bàn, đảm bảo an toàn, trật tự. Trong dịp Tết, trên địa bàn Thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc đã giảm hẳn tối thiểu việc đốt pháo. Về phía đơn vị, kỷ luật đã được duy trì nghiêm, những chiến sỹ ở lại trực đều có quyết tâm cao thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đồn cũng đã tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, giao lưu với các cơ sở đoàn... Đại úy Nguyễn Tấn Dũng tâm sự: "Cũng đã 12 cái tết tôi xa nhà rồi. Nhiều khi cũng hơi buồn, song trách nhiệm vinh quang bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bình yên cho nhân dân thì lại càng thấy mình quyết tâm hơn nữa. Ăn tết ở đơn vị thì có cái vui riêng là cái tính tổ chức tết, tính đồng đội, tính tập thể cao, hơn nữa trong nhiệm vụ trực tết, trực địa bàn, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đơn vị phụ trách thì cuốn theo công việc lại thấy hăng say.


Cảng Cửa Lò những ngày đầu năm đã tấp nập đông vui, hàng bốc lên hạ xuống, cần cẩu, xe goong nhộn nhịp vòng quay, thêm 2 chiếc tàu quốc tế 3 vạn tấn vừa cập cầu cảng như báo hiệu một năm mới kinh tế biển nói riêng, và sản xuất dịch vụ nói chung của tỉnh tiếp tục phát triển.

Chúng tôi lại theo chân các chiến sỹ biên phòng đi thức những mùa xuân. Tại cảng lúc này còn có khá nhiều tàu thuyền ngư dân còn neo đậu, nghỉ tết sau vài vụ cá trúng lớn dịp cuối năm, cán bộ, chiến sỹ của Đồn đã đến thăm hỏi, chúc tết bà con ngư dân đánh bắt thuận buồn xuôi gió. Trong câu chuyện làm ăn, công việc, tết nhất rôm rả giữa các chiến sỹ và bà con lại nhắc về tầm quan trọng vô cùng to lớn mở ra con đường phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển; ngư dân ta tham gia tổ tự quản tàu thuyền, để ngư dân tạo điều kiện giúp nhau trên biển khi có các tình huống xấu xẩy ra...

Việc kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền nội địa và quốc tế đều được các cán bộ, chiến sỹ giải quyết nhanh chóng nhưng cũng rất kỹ lưỡng, tạo thuận lợi cho tàu thuyền. Ông Trần Văn Thủy, sỹ quan tàu Thái Huy 88, thuộc Công ty cổ phần Vận tải biển 18 vui vẻ mời cán bộ chiến sỹ Đồn lên cabin làm việc, trò chuyện. Ông Thủy cho hay: "Tàu có trọng tải là 3.200 tấn, tàu neo từ chiều 29 Tết, hiện đang bốc đá trắng đi vào cảng Gò Dầu, Đồng Nai. Hơn 1 năm nay, công ty tham gia vận tải hàng đi từ Cửa Lò. Các chiến sỹ biên phòng và Cảng đã đảm bảo rất tốt tình hình an ninh trật tự, ở đây anh em chúng tôi rất yên tâm".


Được biết, trong đấu tranh phòng chống tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy đã bắt, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm như buôn bán vận chuyển ma túy, khai thác thủy hải sản trái phép... đơn vị cũng làm tốt công tác tuyên truyền cho các phương tiện và nhân dân trong địa bàn không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt hải sản. Từ năm 2009 đến nay, việc sử dụng thuốc nổ của ngư dân để đánh bắt hải sản giảm hẳn, an ninh trật tự trên biển ổn định... Sát cánh cùng ngư dân trong mọi tình huống, 3 năm qua, Đồn đã cử trên 96 lần/235 lượt cán bộ, chiến sỹ đi trên tàu cá của ngư dân để nắm bắt tình hình trên biển, phối hợp với cấp ủy, chính quyền thị xã sắp xếp lại trật tự an ninh bến cá ở Nghi Hải và Nghi Thủy, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất và kinh doanh. Hàng năm, đơn vị đều tổ chức tốt việc thăm hỏi động viên các gia đình ngư dân gặp rủi ro trên biển do lụt bão gây ra làm thiệt hại về người, ủng hộ với số tiền hơn 10 triệu đồng.


Rời cảng đi sâu vào lạch Cửa Lò, binh nhất Đậu Văn Minh dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi cá lồng mà cán bộ, chiến sỹ Đồn đã hướng dẫn bà con thực hiện phát triển kinh tế và đạt hiệu quả cao. Minh kể: "Quê em cũng miền biển, có lạch, có cửa biển nhưng chưa có mô hình, phương pháp nuôi như ở đây.

Ở đây có nhiều nhà nuôi một năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng, như nhà ông Nguyễn Văn An ở khối 1, phường Nghi Thủy năm 2011 lãi ròng hơn 100 triệu đấy anh ạ. Về quê, em sẽ phổ biến mô hình này cho bà con. Tết vừa rồi, những sóng những gió nơi cửa biển đã kịp đưa Đậu Văn Minh bước sang cáituổi 19. Tết vừa rồi, Minh đã cùng tham gia trực chiến với các đồng đội, cụm từ "Mùa xuân nơi biên giới", "Xuân nơi cửa biển" đã không còn xa lạ với người lính trẻ này.

Trần Hải

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.