Căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự

(Baonghean.vn) - Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 2/5, căng thẳng với Trung Quốc đã buộc các nước châu Á, trong đó có Ấn Độ và Nhật Bản, tăng cường chi tiêu quân sự.
Ấn Độ tăng cường chi tiêu quân sự do xung đột với Trung Quốc xung quanh biên giới Doklam gây tranh cãi. Ảnh: AP
Ấn Độ tăng cường chi tiêu quân sự do xung đột với Trung Quốc xung quanh biên giới Doklam gây tranh cãi. Ảnh: AP

Báo cáo của SIPRI nêu rõ, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đã tăng 5,5% lên mức 63,9 tỷ USD trong năm ngoái, vượt Pháp trở thành 1 trong 5 nước chi tiêu quân sự hàng đầu thế giới.

Hồi năm ngoái, Mỹ, Trung Quốc, Saudi Arabia và Nga là 4 nước dẫn đầu trong lĩnh vực chi tiêu quân sự. Báo cáo cho biết: “Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch mở rộng, hiện đại hóa và tăng cường khả năng tác chiến của các lực lượng vũ trang, một phần được thúc đẩy là do căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan”.

Ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI nhận định: “Căng thẳng giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia láng giềng của nước này tiếp tục là nhân tố khiến chi tiêu quân sự tăng mạnh tại châu Á”. 

Theo SIPRI, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất trong những năm gần đây, lần lượt đạt mức 610 tỷ USD và 228 tỷ USD trong năm ngoái. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc gấp 3,6 lần so với chi tiêu quân sự của Ấn Độ, vốn là quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ hai trong khu vực.

Trong bối cảnh Bắc Kinh thúc đẩy công tác hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nước này cam kết tăng chi tiêu quân sự thêm 8,1% trong năm 2018. 

Mặc dù mối quan hệ Trung-Ấn có dấu hiệu tan băng sau các cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi tháng 9 năm ngoái và mới đây nhất là hồi cuối tuần trước tại Trung Quốc, các hình ảnh vệ tinh do công ty tình báo địa chính trị Mỹ Stratfor công bố hồi tháng 1 vừa qua cho thấy, hai nước này vẫn đang tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự gần khu vực biên giới. 

Trong khi đó, mặc dù báo cáo của SIPRI cho thấy Nhật Bản vẫn xếp thứ tám trong lĩnh vực chi tiêu quân sự, song chi tiêu quốc phòng của nước này trong tài khóa bắt đầu từ ngày 1/4 đã tăng thêm 1,3% lên mức 5.900 tỷ yên (tương đương 45,76 tỷ USD), đánh dấu đà tăng 6 năm liên tiếp.

Việc Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng thể hiện sự thay đổi trong chính sách của nước này kể  từ khi ngân sách quốc phòng bị cắt giảm năm 2012. Báo cáo cho hay: “Mối đe dọa rõ ràng xuất phát từ Trung Quốc và Triều Tiên vẫn là các nhân tố quan trọng nhất tác động tới chiến lược an ninh của Nhật Bản”./.

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.