Cảnh báo biến thể mới nguy hiểm hơn Delta; 6 tỉnh của Nhật được đặt dưới tình trạng khẩn cấp

Nhật Bản quyết định mở rộng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa Covid-19 với hơn 70% dân số, trong bối cảnh các ca nhiễm mới tăng vọt, có thể làm các bệnh viện trên toàn quốc quá tải.

Theo hãng tin Reuters, các biện pháp mới được Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide đưa ra ngày 5/8, sẽ tuyên bố tình trạng “hầu như là khẩn cấp” với thêm 8 trong số 47 tỉnh của nước này. Một số chuyên gia tại đất nước mặt trời mọc cảnh báo, tỷ lệ lây nhiễm gia tăng đã nghiêm trọng tới mức đủ để ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc.

Ảnh: Nikkei Asia
Ảnh: Nikkei Asia

Hiện, 6 tỉnh của Nhật được đặt dưới tình trạng khẩn cấp hoàn toàn, gồm cả Tokyo, và 5 khu vực khác đang được áp dụng các biện pháp ít nghiêm ngặt hơn. Khi các quy định mới có hiệu lực vào Chủ nhật, hơn 70% dân số Nhật sẽ chịu các hạn chế Covid-19 ở mức độ nào đó.

Thủ tướng Suga Yoshihide nói, Chính phủ Nhật hiện chưa nghĩ tới việc áp đặt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, mà thay vào đó, sẽ tập trung vào các biện pháp cục bộ, có mục tiêu, tập trung vào các điểm nóng.

Cảnh báo biến thể mới nguy hiểm

Trang tin Axios dẫn lời chuyên gia về bệnh lây nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cho biết, nếu số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ không giảm bớt trong mùa thu và đông, Mỹ sẽ phải đối mặt với một biến thể mới của virus corona nguy hiểm hơn biến thể Delta dễ lây nhiễm hiện nay.

Ông Fauci cũng dự đoán, số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày ở Mỹ sẽ lên tới 200.000 trong vài tuần tới. Hồi đầu tháng 1, số ca mắc Covid-19 ở Mỹ gần chạm mốc 300.000/ngày nhưng tới đầu tháng 6, nó đã giảm xuống chưa đầy 10.000 ca.

Cập nhật diễn biến Covid-19 toàn cầu

- Melbourne, thành phố lớn thứ hai của Australia, bước vào đợt phong tỏa thứ 6 và lãnh đạo bang cho rằng đó là do nước này triển khai chậm vắc xin ngừa Covid-19.  

- Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có những bước đi đầu tiên hướng tới việc yêu cầu hầu hết các du khách quốc tế tới Mỹ phải tiêm phòng Covid-19, hãng tin AP dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho hay.

- Hãng tin Reuters dẫn tin từ công ty Moderna cho biết ngày 5/8, vắc xin do hãng này sản xuất vẫn duy trì hiệu quả tới 93% trong khoảng 6 tháng sau mũi tiêm thứ hai.

- Đức, Pháp và Israel sẽ triển khai kế hoạch tiêm nhắc lại vắc xin ngừa Covid-19 bất chấp lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng hãy trì hoãn việc đó cho tới khi nhiều người hơn nữa trên khắp thế giới được tiêm phòng. Tổng thống Pháp Macron cho biết, Pháp đang nỗ lực triển khai việc tiêm liều thứ 3 cho người già và những người dễ bị tổn thương từ tháng 9.  

- Tòa án Hiến pháp Pháp phán quyết, luật mới yêu cầu những ai có thẻ thông hành sức khỏe mới được vào quán bar và nhà hàng là hợp pháp.

- Việc triển khai vắc xin ngừa Covid-19 ở xứ Anh, thuộc Vương quốc Anh ước tính đã trực tiếp ngăn chặn hơn 66.900 trường hợp phải nhập viện, số liệu mới được Cơ quan Y tế công của Anh cho biết.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.