Collagen không phải là thần dược

Trên thị trường đang nở rộ các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, mặt nạ, thuốc uống, tiêm dưới da... thành phần chính từ collagen. Tuy nhiên, dùng collagen thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Cần hiểu biết về collagen trước khi quyết định sử dụng.
Cần hiểu biết về collagen trước khi quyết định sử dụng.

Trên thị trường đang nở rộ các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, mặt nạ, thuốc uống, tiêm dưới da... thành phần chính từ collagen, được xem như một loại “thần dược” giúp trẻ hóa làn da, làm da săn chắc, mịn màng khiến nhiều chị em mừng đến… hoa mắt và không ngần ngại mở hầu bao. 

Collagen là gì?
Collagen ở dạng sợi dài, chủ yếu được tìm thấy trong các mô xơ như dây chằng, gân và da, và cũng có nhiều trong giác mạc sụn, xương, ruột và đĩa đệm. Chức năng chính của collagen là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau; nếu không có nó, cơ thể người ta sẽ chỉ là các phần rời rạc.
Dấu hiệu nhận biết Collagen trong cơ thể bị tổn thương
Như tất cả các tế bào khác của cơ thể, collagen cũng có giai đoạn bị già nua và chết đi. Sự thoái hóa này thường xảy ra ở giai đoạn từ 30 tuổi trở đi. Thời gian đầu, tốc độ thoái hóa collagen thường chậm nên các dấu hiệu lão hóa có thể không thấy rõ.
Từ sau 40 tuổi, tốc độ thoái hóa rất nhanh, nên da bắt đầu chùng giãn, cơ bắp không còn săn chắc, xương mất can xi, các mô quanh mạch máu giảm đàn hồi làm mạch máu nổi rõ lên, dễ tổn thương tạo thành các vết bầm...
Cách phân biệt Ảnh: Internet
 Ảnh: Internet

Liều lượng Collagen dùng trong một lần sử dụng

Trung bình một người cần khoảng 1.000mg collagen/ngày. Nên uống trước khi đi ngủ và sau khi ăn 90 phút, bởi vì khi đó bao tử trống và cơ thể bạn đi vào trạng thái buồn ngủ, đây là trạng thái hoàn hảo nhất cho quá trình hấp thu collagen. Bạn cần bổ sung tối thiểu là 3 tháng liên tục với độ tuổi dưới 30, trên 30 tuổi bạn cần bổ sung liên tục 6 tháng.
Tiêm Collagen hiệu quả hơn đường uống, thoa ngoài da?
Tiêm collagen vào da đang là xu hướng được nhiều phụ nữ lựa chọn với mong muốn sẽ mang lại phép màu cho làn da. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là đừng nên quá kỳ vọng vào điều này vì mọi nỗ lực, kể cả liệu pháp tiêm collagen cũng chỉ đạt hiệu quả ở mức tương đối.
Chưa kể quá trình tiêm collagen tiềm ẩn những nguy cơ như: sau khi tiêm da có thể bị tấy đỏ, sưng phồng hoặc thâm tím vùng da chịu tác động đó. Ngoài ra, trong quá trình tiêm, nếu không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận có thể dẫn đến khả năng bị viêm nhiễm, phản ứng phụ, hoặc để lại sẹo.
Cách bổ sung collagen hiệu quả
Các sản phẩm bổ sung collagen hiện có trên thị trường có hai loại: Uống và thoa lên da. Tuy nhiên, việc đắp, thoa hay uống collagen để làm đẹp không mang đến hiệu quả như nhiều người vẫn tưởng.
Với việc bổ sung collagen theo đường uống, các chuyên gia nhận định: uống collagen cũng chẳng khác gì ăn thịt, ăn cá hoặc các loại thực phẩm giàu chất đạm vì collagen sẽ được tiêu hóa thành các axit amin như các protein khác khi vào cơ thể. Không phải cứ uống, tiêm, hay đắp mặt nạ collagen là chất collagen ấy sẽ đi ngay vào da.
Thiên nhiên đã ban tặng con người rất nhiều loại thực phẩm giàu collagen hoặc hỗ trợ cho sự tổng hợp chất này. Cụ thể, các sản phẩm từ đậu nành có chứa chất genistin giúp cơ thể tổng hợp ra collagen đồng thời cũng có tác dụng “càn quét” các loại enzym gây lão hóa da.
Vì vậy, thay vì dùng collagen như một thần dược, bạn nên ăn uống cân bằng dưỡng chất (ăn nhiều trái cây, rau củ), tập thể dục đều đặn, nghỉ ngủ đầy đủ, sống lạc quan, tâm lý thoải mái, tránh phiền muộn lo âu.
Theo tiến sĩ Jim Thomas (Mỹ): hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các loại kem dưỡng da có chứa collagen phát huy hiệu quả do cấu trúc của collagen quá lớn, không thể hấp thụ vào da. Một vài sản phẩm dưỡng da vẫn được người sử dụng chấp nhận vì trong sản phẩm đó có chứa những chất làm ẩm và một số khoáng chất khác, nên khi đắp lên da vẫn giúp da phần nào cải thiện sự mịn màng. Và chính điều này đã gây nên lầm tưởng cho một số người là mỹ phẩm collagen rất tốt.

Theo TNO

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?