Đám cưới phú nông và người đẹp, dân bỏ việc đồng áng kéo ra xem

Theo Đậu Tình (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhắc về phú nông Nguyễn Mậu Anh người dân Hà Tĩnh vẫn nhớ không ít giai thoại về sự giàu có của ông. Trong đó, có hai sự kiện lớn trong đời, ông đã chi số lượng lớn tiền bạc, lúa thóc khiến nhiều người kinh ngạc...
Trải thảm lụa đỏ rước vợ

Theo ông Nguyễn Mậu Cổn (SN 1925, trú ở xã Thạch Lưu, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh - em họ phú nông Nguyễn Mậu Anh), của cải gia đình phú nông này ngày đó rất nhiều.

Bởi vậy những sự kiện trọng đại ông Mậu Anh sẵn sàng chi tiền không tiếc tay.

Đám cưới phú nông và người đẹp, dân bỏ việc đồng áng kéo ra xem ảnh 1
Hai người con dâu của ông Nguyễn Mậu Anh tâm sự: "Sinh thời, cha chồng tôi được nhiều người yêu quý vì có đóng góp nhiều của cải cho chính quyền và cưu mang dân nghèo".

Ngoài 30 tuổi, ông Mậu Anh phải lòng con gái thầy dạy chữ Nho ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Tục lệ làng thời đó muốn lấy được vợ khác xã, huyện, nhà trai phải có rất nhiều tiền mới đáp ứng được điều kiện thách cưới của nhà gái.

Biết sự giàu có của phú nông Mậu Anh và để thử tấm chân tình của ông, nhà gái yêu cầu hai điều kiện. Đó là ông Mậu Anh phải làm một con đường từ nhà trai đến nhà gái và phải trải chiếu trên tuyến đường ngày rước dâu.

Sau khi nghe lời thách cưới của cha vợ tương lai, phú nông Mậu Anh vui vẻ nhận lời và xin phép họ cho thời gian 3 tháng để thực hiện lời thách cưới của nhà gái.

Đến ngày cưới của ông, người dân hai huyện Thạch Hà, Can Lộc bỏ việc đồng áng ra đường đứng xem người nhà ông Mậu Anh rước dâu trên con đường ông tự  làm.

Đám cưới phú nông và người đẹp, dân bỏ việc đồng áng kéo ra xem ảnh 2
Bàn thờ của gia đình ông Mậu Anh, hiện đã có trên 120 năm sử dụng nhưng chưa hề bị hư hỏng.
Đám cưới phú nông và người đẹp, dân bỏ việc đồng áng kéo ra xem ảnh 3
Chiều cốc làm bằng Ngà voi được phết sơn, một trong những đồ dùng xa hoa của gia đình ông Mậu Anh còn lưu giữ đến nay.

Cả tuyến đường, ông Mậu Anh chỉ đạo trải thảm lụa đỏ mua từ làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc Hà Đông, Hà Nội) chứ không trải chiếu theo lời thách.

Từng đoàn người bê lễ tráp đựng đầy trang sức bằng bạc trắng sang nhà gái xin dâu.

Tổ chức đám tang cha kéo dài nhiều ngày

Không chỉ cưới vợ linh đình, sự kiện tổ chức đám tang cho cha của phú nông này cũng được người đời nhắc đến.

Năm 1936, khi người cha Nguyễn Mậu Quỳnh mất, ông Mậu Anh liền cho người đóng quan tài bằng gỗ sưa được chạm khắc rồng phượng tỉ mỉ và xây ngôi mộ to nhất huyện.

Trong đám tang cha, ông cho mời cả dàn nhạc Ta, Tiêu, Miện (dàn nhạc đám ma thời trước) về thổi suốt đám tang khiến cho không khí không trầm uất như các đám tang khác.

Để tỏ lòng thương nhớ cha, ông cho quan tài cha đặt trong nhà nhiều ngày liền. Đồng thời ông xuất nhiều tiền bạc, mở kho thóc để nấu xôi, nấu cơm, mổ lợn, gà thết đãi người dân Thạch Hà trong thời gian gia đình ông để tang cha.

Việc tổ chức đám cha nổi tiếng cả tỉnh nên nhiều người nghèo khó, xin ăn kéo về nhà ông. Họ được người nhà phú ông căng bạt cho nghỉ ngơi, ăn ngon ngày hai bữa. Thời điểm đưa tang, có hàng nghìn người đến xem và đưa tiễn.

Đóng góp nhiều của cải cho chính quyền

Bà Trần Thị Thanh (75 tuổi), con dâu của ông Nguyễn Mậu Anh, chia sẻ, sinh thời ông Mậu Anh được người dân Hà Tĩnh không chỉ biết đến là người có khối tài sản đồ sộ mà còn là một người có tấm lòng hào sảng.

Đám cưới phú nông và người đẹp, dân bỏ việc đồng áng kéo ra xem ảnh 4
Bằng khen thi đua ái quốc do Ủy ban kháng chiến hành chính Hà Tĩnh tặng ông Mậu Anh thời bấy giờ.

Thời điểm đó, Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên địa bàn Hà Tĩnh có rất ít trường dạy học.

Chứng kiến cảnh con cháu mình lớn lên không biết chữ và không muốn thế hệ sau bị ngu muội, năm 1938, ông bỏ tiền của kiến thiết ngôi trường tiểu học Vĩnh Lưu.

Ông mời thầy cô về dạy cho học sinh ở xã lân cận Thạch Lưu, địa điểm đó nay thuộc trường Trung học sở sở Vĩnh Lưu (xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà).

Đám cưới phú nông và người đẹp, dân bỏ việc đồng áng kéo ra xem ảnh 5
Lời cảm ơn của UBND huyện Thạch Hà năm 1946 dành tặng cho gia đình ông vì đã có đóng góp tiền của cho chính quyền.

Là người có nhiều đất, lắm tiền song ông không hề chèn ép người nghèo, ngược lại còn cưu mang họ.

Năm 1945 khi nạn đói diễn ra trầm trọng, ông Mậu Anh đứng ra thành lập hội Nghĩa dân kêu gọi những người giàu trong tỉnh quyên góp hàng trăm tấn lúa phát chẩn cho dân nghèo.

Hội của ông Mậu Anh cứu sống được rất nhiều dân nghèo, họ mang ơn nên thường gọi ông là ông Nghĩa Anh.

Ngoài ra, trong phong trào kháng Nhật cứu nước, ông còn đóng góp nhiều tiền bạc nuôi bộ đội. Đến năm 1945, khi nước nhà giành được độc lập, hàng trăm bộ đội kéo về nhà ông ăn mừng chiến thắng. 

Đám cưới phú nông và người đẹp, dân bỏ việc đồng áng kéo ra xem ảnh 6
Giấy ghi nhận đóng góp của ông Mậu Anh năm 1945.

Khi năm 1947, người dân địa phương tin tưởng bầu ông làm Chủ tịch xã Thạch Lưu, thời điểm đó ông tiếp tục đóng góp  lớn cho chính quyền.

Phú nông Mậu Anh đi tiên phong về việc chia nhiều ruộng đất của gia đình mình cho người dân canh tác, mỗi năm gia đình ông nộp trên 3 trăm tạ lúa cho chính quyền.

Với những đóng góp to lớn của ông, năm 1950, ông Mậu Anh được Ủy ban kháng chiến Hà Tĩnh trao bằng khen là chiến sỹ thi đua về việc bán và dâng nhiều lúa nhất cho chiến dịch khao quân trong tỉnh.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.