Đón nhận bằng DTLS cấp Quốc gia Mộ và nhà thờ Hồ Phi Tích

(Baonghean.vn) - Hôm nay ngày 28 tháng 3 năm 2015, UBND xã Quỳnh Đôi long trọng tổ chức Lễ đón bằng Di tích cấp Quốc gia – Di tích lịch sử mộ và nhà thờ Hồ Phi Tích. Dự lễ có đồng chí Hồ Mậu Thanh – Tỉnh uỷ viên, Giám đốc sở Văn hóa thể thao và du lịch, các đồng chí lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu.
Di tích họ Hồ Phi Tích nằm ở cụm di tích lăng mộ Hồ Tùng Mậu thuộc thôn 3 xã Quỳnh Đôi. Với tổng diện tích khuôn viên 2.500m2 , nơi tôn thờ Cụ Hoàng Giáp Thượng Thư Quận Công Hồ Phi Tích. Hồ Phi Tích tên húy là Kỳ, cụ sinh ngày 15/5 năm ( Ất Tỵ) 1665 đời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh trị thứ 3, tại xã Hoàn Hậu ( nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu), là con  thứ tư của cụ Diễm trạch hầu Hồ Thế Anh. Năm Giáp Tý (1684), đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa, ông tham gia kỳ thi và đỗ đầu xứ, sau đó ông tiếp tục tham gia kỳ thi Hương và đỗ Hương Cống năm 20 tuổi.
Lễ nhận bằng di tích cấp quốc gia mộ và nhà thờ Hồ Phi Tích
Lãnh đạo sở Văn hóa và huyện Quỳnh Lưu trao Bằng Di tích cấp quốc gia mộ và nhà thờ Hồ Phi Tích
Toàn cảnh lăng mộ Hồ Phi Tích
Lăng mộ Hồ Phi Tích
Năm Quý Dậu ( 1693) đời vua Lê Hy Tông niên hiệu chính hòa 14, ông đỗ khoa thiên hạ Vọng Sĩ ( khoa thi vọng là khoa thị đặc biệt cho những người có danh vọng trong hàng sỹ phu để bổ dụng)
Năm Đinh Sửu (1697) đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa 18 Hồ Phi tích tiếp tục tham gia kỳ thi Hương và đậu giải nguyên, được cử làm huấn đạo phủ quốc Oai.
Năm Canh Thìn (1700) đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa 21 đậu đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân ( Hoàng giáp ).
 Sau khi đỗ đầu Hoàng Giáp, Hồ Phi Tích được vinh quy bái tổ về làng, đến 11/1700 ông trở về nhận chức Viện Hàn Lâm Viện Hiệu Lý.
Năm Nhâm Ngọ (1702) làm Đốc đồng ở các tỉnh Hải Dương rồi ở Quảng Yên, có công đánh dẹp đảng ngụy phá giặc biển nên được thưởng 200 quan tiền.
 N ăm Tân Mão 1711, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 7, ông dâng vua một bảng điều trần nói về đường lối trị dân gồm 8 chương với lý lẽ rành mạch, kế sách ích nước, lợi dân nên được nhà vua khen ngợi và thưởng cho rất nhiều bạc và gấm lụa.
Năm Nhâm Thìn (1712) ông được thăng chức Hộ Bộ Đô cấp sứ trung.
  Năm Quý Tỵ (1713) được đặc phái đi phát chẩn ở các huyện Thiên Lộc, Thạch Hà, Kỳ Hoa và Châu Bố chánh. Cụ làm việc giản minh, rất được quan dân 4 huyện châu vui thích nến yêu nên làm sớ tâu lên vua là bậc liêm cần....
Năm Ất Tỵ (1725) ông được cử sang Trung quốc để điều tra khảo sát lại địa giới Tuyên Quang, giành được lại mỏ đồng Tụ Long
Năm Đinh Mùi (1727) vâng lệnh triều đình đi tra xét việc kiện tụng ở các thừa tuyên, đắp đập, chống hạn, xứ xứ đều phấn khởi. Ngaoì ra, ông còn có rất nhiều công trạng giúp dân giúp nước....
Đây là di tích cấp Quốc gia thứ 8 của xã Quỳnh Đôi, là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là niềm vinh dự của Đảng bộ, nhân dân huyện Quỳnh Lưu nói chung; cán bộ, đảng viên, nhân dân và dòng họ Hồ Phi Tích xã Quỳnh Đôi nói riêng; thể hiện lòng thành kính, tri ân tưởng nhớ công lao to lớn của  các bậc tiền bối, tiền nhân suốt 4000 ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước; sự ngưỡng mộ một công trình lịch sử - tôn nghiêm, đã làm rạng danh trang vàng lịch sử truyền thống văn hóa, cách mạng của một quê hương Quỳnh Đôi - xã anh hùng.
Nguyễn Bá Phương
                                                      Đảng ủy xã Quỳnh Đôi

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.