Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, vun đắp hệ thống báo chí cách mạng

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh số 282-SL ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí, nhìn lại vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng lập và rèn luyện báo chí cách mạng Việt Nam.

Tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta được coi là tờ báo khai phá mở đường cho dòng báo chí là tờ Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, số 1 ra ngày 21/6/1925, tại đường Văn Minh, Quảng Châu, thủ đô của Cách mạng Trung Quốc lúc đó.

Trước khi về nước năm 1941, do bận nhiều công tác cách mạng quốc tế nên Nguyễn Ái Quốc không có điều kiện ra thêm tờ báo nào, trừ trường hợp tờ Thân Ái ở Thái Lan (1929). Hoạt động báo chí lúc đó của Người chủ yếu trên các phương tiện truyền thông của Quốc tế Cộng sản, của Liên Xô, Pháp, Trung Quốc và nhiều nước khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam (Ảnh tư liệu)

Tờ báo cách mạng quan trọng thứ 2 mà Người xuất bản, ngay tại Pác Bó - Cao Bằng, trong những ngày đầu của Mặt trận Việt Minh, sự kiện chính trị lớn bậc nhất của bản thân Người sau sự kiện thành lập Đảng (3/2/1930), là tờ Việt Nam độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã chuyển phong cách làm báo lý luận, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức về chế độ thực dân và phương pháp cách mạng có tính chuyên nghiệp của báo Thanh Niên sang một tờ báo hết sức giản dị cho quần chúng, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời cũng mở ra loại hình “báo của các tổ chức quần chúng (chủ yếu là Mặt trận Việt Minh, của Công hội, Phụ nữ...) bên cạnh hệ thống báo chí cách mạng của các tổ chức Đảng.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đội ngũ những người làm báo cách mạng đông đảo thêm và ngày càng “có nghề”. Vì thế hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh  dù rất phong phú, nhưng chủ yếu với tư cách người viết báo.

Việc hình thành “hệ thống báo chí” cách mạng còn in dấu nhiều đóng góp khác của Người, như việc từng bước xây dựng cơ sở lý luận, đào tạo cán bộ báo chí,... mà Người hết sức quan tâm. Những sắc lệnh về báo chí xuất bản đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ký, có lẽ văn bản sớm nhất là vào ngày 18/9/1945, vẫn được coi là nền móng cho việc xây dựng luật pháp báo chí của nước Việt Nam mới. Trong kháng chiến chống Pháp, dấu ấn của người in rõ trong việc mở lớp đào tạo báo chí mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc.

Lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngày khai giảng
Lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngày khai giảng

Nhìn lại lịch sử báo chí cách mạng nước ta trước năm 1954 cũng đã cho thấy dấu ấn của Hồ Chí Minh là ở chỗ bên cạnh việc vận dụng công thức trên, Người còn đặc biệt coi trọng chức năng giáo dục đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, tính thực tiễn của báo chí.

Từ cuối năm 1929 báo chí cách mạng dần dần xuất hiện trong nước. Khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời cũng là lúc xuất hiện tờ Búa Liềm. Cuối năm 1929, Ban Công vận của Đảng có tờ Công hội đỏ. Đặc biệt, Tổng Công hội đỏ ở Bắc Kỳ dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Đức Cảnh đã ra mắt tờ báo Lao động ở Hà Nội, tờ báo tồn tại đến nay, vẫn cái tên ấy, được coi là một trong những tờ báo lớn của nước ta hiện nay và có độ tuổi lâu nhất. Cuối năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng cho ra mắt báo Đỏ.

Đặc biệt, 6 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 5/8/1930 Trung ương Đảng ra mắt tạp chí lý luận đầu tiên, tờ Tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu ngày 15/8/1930.

Hệ thống báo Đảng hình thành trước hết theo mô hình tổ chức của Đảng: có báo của Trung ương, rồi lần lượt các báo của các Xứ ủy cũng ra đời, như: Cờ đỏ, Giải phóng của Xứ ủy Nam Kỳ; Sóng cách mệnh, Bônsêvic của Xứ ủy Trung Kỳ...

Bác Hồ với các phóng viên báo đài. Ảnh tư liệu
Bác Hồ với các phóng viên báo đài. Ảnh tư liệu

Cơ sở Đảng ở các địa phương cũng có nhiều tờ báo độc đáo như Ximoong của Hải Phòng; Than của Cẩm Phả, Đông Triều; Bồi bếp, Thùng dầu của Sài Gòn-Gia Đinh...Riêng khu vực Nghệ Tĩnh, trong cao trào 1930-1931, có tới 30  tờ báo  của Xứ ủy, Tỉnh ủy và các huyện bộ, trong đó nổi tiếng nhất là tờ Sóng cách mệnh do Nguyễn Phong Sắc trực tiếp điều khiển.

Trên thế giới, ít có Đảng Cộng sản nào ở các xứ thuộc địa lại có các loại hình báo chí trong tù phong phú như Đảng ta! Những tờ báo, tạp chí có khi chỉ như tờ truyền đơn, nhỏ như bàn tay cũng có khi được ấn hành khá chỉnh trang. Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội có báo Con đường chính, Lao tù tạp chí, Đuốc đưa đường... Nhà tù Côn Đảo có Những người tù đỏ, Hòn Cau, Ý kiến chung, Qua tiếng sóng hận... Nhà tù Sơn La có Suối reo năm ấy, nhà tù Quảng Nam có Nẻo nhà pha...

Nói chung báo chí cách mạng của Đảng ta trước năm 1945 luôn phải hoạt động trong hoàn cảnh bí mật, bất hợp pháp, nhưng người Cộng sản Việt Nam cũng rất linh hoạt nhạy bén với thời cuộc. Giai đoạn 1936-1939 được coi là thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương là cơ hội để Đảng ta có thể xuất bản báo chí công khai hợp pháp, và không chỉ xuất bản tiếng Việt. Các tờ báo Pháp ngữ như LeTravail (Lao động), Rassemblement (Tập hợp), En avant (Tiến lên), Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Peuple (Dân chúng)...đã trở thành niềm tự hào của báo chí cách mạng nói chung.

Là lãnh tụ của cách mạng, của Đảng, bản thân Nguyễn Ái Quốc là một cây bút báo chí lớn. Vì thế ảnh hưởng của Người, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, đã góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển dòng báo chí cách mạng, di sản quan trọng bậc nhất trong những di sản văn hóa cách mạng của Đảng ta trước khi cầm quyền.

Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại trại nhi đồng ở Việt Bắc.
Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại trại nhi đồng ở Việt Bắc.

Làm báo là một nghề. Tính cách “chuyên nghiệp hóa” của báo chí cách mạng còn được Đảng ta quan tâm nhiều mặt, từ nhân tố con người đến cơ sở pháp lý: năm 1939, lần đầu tiên Đảng ta tác động mở Hội nghị Báo giới Bắc Kỳ, tháng 12/1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép thành lập Đoàn báo chí Việt Nam, tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay; tháng 6/1950, Chính phủ chính thực quyết định cho thành lập Hội những người viết báo Việt Nam, từ đó đến nay đã trải qua 7 kỳ Đại hội.

Cũng như nhiều lĩnh vực văn hóa khác, trên mặt trận báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự quan tâm đặc biệt. Người thể hiện lòng mong mỏi “báo chí phải góp vào gương mặt văn hóa của nước Việt Nam mới” (bài: “Nửa giờ với Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Nguyễn Tường Phượng, báo Tri Tân số 20/9/1945). Đặc biệt, ngày 14/12/1956, Người đã ký Sắc lệnh số 282-SL về chế độ báo chí xuất bản của nước Việt Nam mới. Sắc lệnh Báo chí năm 1956 đã khẳng định và đánh dấu thắng lợi về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, của nhân dân Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới của nền báo chí nước nhà, là viên gạch đầu tiên để sau này giới báo chí có Luật Báo chí 1990...

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.