Xây dựng đảng vùng tái định cư: Chi bộ là 'hạt nhân', đảng viên là 'đầu tàu'

(Baonghean) - Cùng với việc triển khai các chương trình, dự án, giúp người dân tại các khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương) và thủy điện Hủa Na (Quế Phong) ổn định sản xuất và đời sống, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã luôn quan tâm đến công tác củng cố hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên các ở vùng tái định cư..

Ổn định hệ thống chính trị

Thành công của công cuộc di dân tái định cư đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc phát huy mọi nguồn lực giúp người dân ổn định cuộc sống tại nơi ở mới, đặc biệt là vai trò tổ chức đảng tại nơi đón dân đã phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện các mặt  ở cơ sở.

Tại huyện Thanh Chương - nơi đón hàng nghìn đồng bào TĐC Thủy điện bản Vẽ (Tương Dương) về xuôi, cấp ủy, chính quyền đã rất dày công trong việc củng cố hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức đảng ở 2 xã tái định cư là Ngọc Lâm và Thanh Sơn.

Đồng chí Đặng Anh Dũng- Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Thanh Chương cho hay: Trước khi đón dân về, huyện Thanh Chương đã nhiều lần cử đoàn công tác lên Tương Dương  khảo sát, đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ để có sự bố trí, sắp xếp phù hợp. Một mặt, để cán bộ TĐC làm quen với nề nếp, cung cách làm việc ở môi trường mới, mặt khác chỉ đạo cán bộ tại chỗ hướng dẫn, kèm cặp thêm cho đội ngũ cán bộ tái định cư,góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Ngoài việc thành lập các tổ công tác chỉ đạo cơ sở, hàng năm, huyện đều ưu tiên tổ chức tập huấn về công tác đảng, chính quyền, đoàn thể cho 2 xã này. Từ khi đón dân về nơi ở mới,cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Chương đã kiện toàn 2 đợt hệ thống chính trị ở 2 xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn.

Khu tái định cư Na Cáng (Tương Dương). 	Ảnh: Văn Trường
Khu tái định cư Na Cáng (Tương Dương). Ảnh: Văn Trường

Cùng với đó, công tác phát triển đảng cũng được quan tâm, chăm lo nên tại các xã TĐC công tác kết nạp đảng viên vẫn đạt và vượt chỉ tiêu. Xã  Ngọc Lâm hiện có 18 chi bộ trong đó có 14 chi bộ nông thôn, trong đó có những chi bộ  như bản Mà, Tả Xiêng có tới 35 đảng viên, chi bộ tại các bản ít dân như Xốp Pe, Nhạn Nhinh cũng có 9 đảng viên.

Đồng chí Nguyễn Danh Hiếu - Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lâm cho hay: Bên cạnh việc tạo nguồn từ lực lượng thanh niên nông thôn và các chi hội đoàn thể, nhiều sinh viên ra trường chưa có việc làm đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm bồi dưỡng kết nạp đảng và bố trí vào các vị trí trong hệ thống chính trị cấp xã như chị Vi Thị Hương, sinh năm 1987, tốt nghiệp Trường CĐSP Nghệ An hiện làm việc ở văn phòng đảng ủy xã; chị Lê Thị Thuận, tốt nghiệp Đại học Luật là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã; chị Vi Thị Hoài, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế Nghệ An, là Thường vụ Hội Phụ nữ xã… Lực lượng này cũng là nguồn bổ sung cho các chi hội đoàn thể thôn xóm, điển hình như ở bản Noọng có anh Vi Văn Hải, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An được bố trí bí thư chi đoàn bản, anh Vi Văn Nghị, tốt nghiệp cao đẳng Kinh tế hiện là chi ủy viên chi bộ, chi hội trưởng Chi hội Hông dân bản. 

Đồng chí Vi Văn Liệu - Bí thư Chi bộ bản Noọng, xã Ngọc Lâm  cho biết: Bản có 130 hộ, 554 khẩu. Bình quân mỗi năm chi bộ kết nạp được từ 1-2 đảng viên, trong đó người trẻ nhất sinh năm 1992 đã tốt nghiệp đại học nông lâm và hiện đang là Thường vụ Đoàn xã. Mặc dù cuộc sống nơi ở mới còn gặp nhiều khó khăn, ngay cả việc sinh hoạt của chi bộ cũng được diễn ra ở nhà riêng của bí thư vì nhà văn hóa cộng đồng bố trí ở địa điểm không hợp lý nên không sử dụng được nhưng chế độ sinh hoạt vẫn duy trì nề nếp. Để giúp bà con ổn định cuộc sống, Chi bộ đã lãnh đạo nhân dân trồng 17 ha chè, phát triển chăn nuôi gần 200 con trâu bò, trồng  keo, trồng lúa để ổn định cuộc sống..

Cán bộ xã Thanh Sơn ( Thanh Chương)  thăm vườn chè của ông Vi Tuyền Quynh ( bản Tân Lập)
Cán bộ xã Thanh Sơn ( Thanh Chương) thăm vườn chè của ông Vi Tuyền Quynh ( bản Tân Lập)

Cũng giống như khu tái định cư Ngọc Lâm, khi mới đến nơi ở mới, cuộc sống của đồng bào tái định cư tại xã Thanh Sơn gặp nhiều khó khăn, thời gian đầu người dân bỏ về quê cũ làm ăn khá nhiều. Chính vì vậy việc kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị trong đó có việc phát huy vai trò hạt nhân của các chi bộ đảng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các bản tái định cư ổn định cuộc sống và sản xuất được đặt lên hàng đầu. Hiện xã có 16 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ trường học với tổng số 286 đảng viên. Công tác phát triển đảng được chú trọng, bình quân mỗi năm Đảng bộ xã kết nạp được từ 8 - 10 đảng viên mới, riêng năm 2016 kết nạp được 11 đảng viên.

Chi bộ bản Kim Chương - nơi có 30 đảng viên tham gia sinh hoạt là một trong những đơn vị làm tốt công tác phát triển đảng trên địa bàn. Đồng chí Lương Văn Dậu - Bí thư chi bộ bản Kim Chương cho hay: Hầu như năm nào chi bộ cũng kết nạp được đảng viên từ nguồn chủ yếu là lực lượng thanh niên, riêng năm 2016 chi bộ đã kết nạp được 3 đảng viên và đang làm hồ sơ kết nạp cho quần chúng ưu tú là chị Lương Kháy Hương, sinh năm 1993. Nói về “bí quyết” trong công tác phát triển đảng viên và lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chung của thôn bản, ông Lương Văn Dậu khẳng định: “Có gì đâu chi bộ là hạt nhân, đảng viên đầu tàu gương mẫu thì dân bản sẽ nghe, sẽ tin!”.  

Tương tự tại huyện Quế Phong, để xây dựng công trình thủy điện Hủa Na, người dân nhiều bản của xã Thông Thụ và xã Đồng Văn đã chuyển tới 13 điểm tái định cư trên địa bàn 3 xã Thông Thụ, Đồng Văn và Tiền Phong bằng hình thức tái định cư tại chỗ và xen dắm. Đồng chí Lữ Đình Thi - Bí thư Huyện ủy Quế Phong cho biết, huyện và các địa phương liên quan đã tập trung kiện toàn, ổn định hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó trọng tâm là các chi bộ đảng, nhằm tạo nền tảng cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

Theo đó, trước khi nhân dân di dời ra các điểm tái định cư, huyện đã chỉ đạo rà soát số lượng đảng viên tại các bản di chuyển để trên cơ sở đó nhanh ổn định hệ thống chính trị tại cơ sở mà nòng cốt là phát huy hiệu quả vai trò của các đảng viên có uy tín. Bên cạnh đó, phân công các cơ quan, ban ngành trực tiếp giúp đỡ các bản tái định cư.

Các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và cán bộ được phân công theo dõi các điểm tái định cư đều sắp xếp thời gian để hàng tháng dự sinh hoạt chi bộ các bản tái định cư để nắm bắt tình hình kịp thời. Cùng với đó, địa phường vùng cao này đã có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của cán bộ cấp ủy các cấp, nhất là sau đại hội đảng bộ, chi bộ vừa qua, số lượng bí thư chi bộ mới, phó bí thư đảng ủy, cán bộ văn phòng đảng ủy được tăng cường tập huấn, cập nhật các kiến thức công tác đảng. 

Mặt khác, huyện Quế Phong quan tâm đến công tác phát triển đảng tại các vùng TĐC để xây dựng nòng cốt hệ thống chính trị. Tại xã Thông Thụ, số lượng đảng viên tại các bản TĐC được duy trì và phát triển đều qua các năm. Đơn cử như bản Phú Lâm có 9 đảng viên, bản Hủa Na 2 có 20 đảng viên, bản Cà Na có 8 đảng viên, bản Huôi Đừa có 16 đảng viên, bản Ăng có 31 đảng viên… Hay như tại xã Tiền Phong, các bản TĐC như Piêng Cu 1 có 16 đảng viên,  bản Piêng Cu 2 có 14 đảng viên, bản Huôi Muồng có 13 đảng viên.

Phát huy vai trò những “ hạt giống đỏ”…

Thực tế cho thấy, bên cạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động, tích cực phát hiện bồi dưỡng nhân tố để tạo nguồn, thì chính vai trò tiên phong, gương mẫu của  đảng viên, người có uy tín tại các chi bộ nông thôn ở vùng tái định cư cũng là động lực để những người trẻ noi theo. Điển hình như ở xã Thanh Sơn (Thanh Chương) có ông Vi Tuyền Quynh -  Chi bộ bản Tân Lập với bề dày 50 năm tuổi đảng. Ông được người dân vùng tái định cư nể phục không chỉ bởi sự gương mẫu, mà còn bởi khả năng làm kinh tế giỏi với trang trại  rộng 1,2 ha, trong đó có vườn chè 1,8 sào xanh ngút mắt.

Ngoài ra, gia đình ông còn có ô tô chở chè, máy cày cho người dân thuê và khu vực dành riêng cho chăn nuôi… Hay ông Lương Văn Đào (dân tộc Thái) - người uy tín, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi ở bản Kim Chương năm nay đã gần 80 tuổi đời, 50 năm tuổi Đảng. Dù tuổi cũng đã cao nhưng ông vẫn nhiệt tình với công việc thôn xóm, tham gia sinh hoạt đảng thường xuyên và luôn ủng hộ, động viên con cháu phấn đấu để được kết nạp Đảng. Vì thế, gia đình ông có 3 thế hệ ( 4 con trai, 2 con dâu và 4 cháu nội, ngoại và 2 con rể) đều là đảng viên.  

Hiện nay, con trai cả của ông Đào là Lương Văn Dậu đang là Bí thư Chi bộ bản Kim Chương, hai cháu trai Lương Văn Cường, sinh năm 1984 là chi ủy viên; Lương  Văn Anh, sinh năm 1990 là đảng viên thuộc Chi bộ bản Kim Chương. Không chỉ là người đảng viên mẫu mực, ông Lương Văn Đào còn là tấm gương năng động trong phát triển kinh tế. Ngoài chăn nuôi 4 - 5 con bò, gia đình ông còn có ao thả cá, 1ha keo; 20 tổ ong cho mật ngọt quanh năm. Nhiệt huyết và sự tiên phong gương mẫu của những người uy tín như ông Lương Văn Đào, Vi Tuyền Quỳnh đã và đang góp phần ươm mầm “những hạt giống đỏ” trên vùng đất tái định cư…

Tại xã Đồng Văn (huyện Quế Phong) - địa phương có 4/10 bản tái định cư gồm: Piềng Văn, Mường Hình, Pù Duộc và Pù Khóng, những năm qua cấp ủy các cấp đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân vượt qua khó khăn nhanh chóng ổn định cuộc sống. Bản Piềng Văn có 38 hộ, trong đó có 15 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo. Từ thực tế của nhân dân bản là chưa giao đất, trong đó có đất ruộng sản xuất, chi bộ bản đã thường xuyên họp chi bộ mở rộng để nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là đối với các tổ chức đoàn thể.

Cán bộ xã Thanh Sơn (Thanh Chương) trao đổi với ông Lương Văn Đào - đảng viên, người uy tín bản Kim Chương.
Cán bộ xã Thanh Sơn (Thanh Chương) trao đổi với ông Lương Văn Đào - đảng viên, người uy tín bản Kim Chương.

Đơn cử như chi bộ đã giao cho chi hội phụ nữ bản xây dựng mô hình “mỗi gia đình có một vườn rau”; hay các đảng viên trong chi bộ vận động nhân dân chủ động khai hoang để sản xuất, đến nay đã có 9/38 hộ đã chủ động khai hoang và có 3 hộ đã cho thu hoạch. Đồng chí Lô Hồng Ngân – Phó Bí thư Chi bộ, trưởng bản Piềng Văn là một trong những người đầu tiên chủ động khai hoang đất sản xuất cho biết, gia đình đã thu được lúa rẫy để ổn định phần nào cuộc sống.

Cũng để nâng cao sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế tại vùng tái định cư, được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, trên địa bàn xã Đồng Văn đã thực hiện mô hình nuôi cá lồng với sự tiên phong của gia đình đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Lang Văn Tuần và Bí thư Chi bộ bản Tục Kim Ngọc Chiến với mỗi hộ 20 lồng cá. Thấy hiệu quả, nhiều hộ dân đã làm theo và hiện nay nhiều hộ ở các bản tái định cư như Mường Hình, Piềng Văn đã đăng ký để nhận được hỗ trợ thực hiện trong giai đoạn sắp tới.

Có thể nói, tại các vùng TĐC của hai nhà máy thủy điện lớn nhất của tỉnh Nghệ An, cùng với quá trình di dân TĐC, cấp ủy các cấp đã chú trọng quan tâm xây dựng hệ thống chính trị “đi trước một bước”, đồng thời phát huy tốt vai trò của những đảng viên, người có uy tín trong bản làng nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị, cán bộ đảng viên trong ổn định cuộc sống của nhân dân tại nơi ở mới. 

(Còn nữa)

NHÓM P.V

tin mới

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

(Baonghean.vn) - Chiều 4/4, Huyện ủy Con Cuông tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc điều động đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bồng Khê giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(Baonghean.vn) - Từ ngày 1 - 3/4, trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ Ký giao ước chương trình phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân Cụm số 1 năm 2024 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Định hướng tuyên truyền tháng 4/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí cần có nhiều tuyến bài về sự kiện đón Đoàn cấp cao chính quyền tỉnh U-li-a-nốp, Liên bang Nga thăm và làm việc tại Nghệ An, khánh thành Tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh.

'Tự soi, tự sửa' để tăng sức mạnh của Đảng

'Tự soi, tự sửa' để tăng sức mạnh của Đảng

(Baonghean.vn) - Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng ta quan tâm. Một trong những giải pháp quan trọng đẩy mạnh thời gian qua là tinh thần “tự soi, tự sửa” để mỗi cán bộ, đảng viên mạnh, góp phần xây dựng Đảng mạnh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát tình hình mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu

Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Để động viên cán bộ, chiến sĩ ta trước ngày nổ ra đợt tiến công thứ 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 29/3/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam có thư gửi cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tiếp tục tuyên truyền nhân rộng hiệu quả phong trào, công tác Hội Nông dân trên địa bàn Nghệ An

Tiếp tục tuyên truyền nhân rộng hiệu quả phong trào, công tác Hội Nông dân trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 28/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Báo Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền công tác Hội và phong trào nông dân trên Báo Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2023; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2024-2028.