Nhà báo, ngọn bút đang có hoàn cảnh lý tưởng để vẫy vùng

Một hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng, phức tạp và sống động như vậy chẳng phải là mảnh đất sống màu mỡ cho người cầm bút?

Nghề không hưu

Ngày nghỉ hưu, cách đây chục năm, tôi được thông báo là trả lại thẻ Nhà báo cho cơ quan. Tôi hỏi vì sao thì được cán bộ tổ chức trả lời gọn lỏn: “Hưu rồi thì còn viết lách gì nữa. Nghỉ cho khỏe bác ạ”.  Tôi băn khoăn mãi về cách nghĩ, cách hiểu nghề báo như vậy.

Không dùng thẻ nhà báo, tôi vẫn viết báo. Xem ra nghỉ hưu còn viết nhiều hơn thời đương chức. Bởi có thời gian để suy nghĩ, có trải nghiệm, hàng ngày lại tự bồi dưỡng thêm kiến thức, nạp thêm năng lượng.

nha bao, ngon but dang co hoan canh ly tuong de vay vung  hinh 1
Nghề báo - Nghề không hưu. Ảnh minh họa

37 năm làm báo trong biên chế nhà nước tôi cũng như bao đồng nghiệp đã đi, đã nghe, đã thấy, đã đọc, đã suy nghĩ và viết. Nghỉ hưu chỉ hạn chế một động từ “đi” thôi, còn bao nhiêu động từ khác vẫn dày hơn, mạnh mẽ hơn theo năm tháng. Vả lại xã hội ngày nay ban tặng cho nhà báo một không gian rộng lớn, đổi mới và hội nhập, một khoảng thời gian cô đọng, nén bao sự kiện, đổi thay. Một công chúng khát khao cái mới, cái thay đổi, cái tốt đẹp. Một công chúng trẻ trung muốn biết ngay những gì mới xảy ra, vừa kết thúc, cái gì đáng chê trách, lên án, cái gì tươi mới, đẹp đẽ.

Một công nghệ kết nối internet, trên nền tảng hạ tầng truyền thông đa phương tiện phát triển đến chóng mặt. Một thời mà cầm trên tay một thiết bị di động là bạn có cả thế giới. Một thời mà tiêu chí hàng đầu là trung thực, cởi mở, kết nối, rõ ràng, minh bạch. Thế giới phẳng, bày ra tất cả trên các mạng xã hội, có khả năng bóc trần những dối trá, lừa bịp, phỉnh nịnh.

Xã hội ngày nay chất chứa đầy mâu thuẫn và xung đột, nhiều luồng tư tưởng, lắm suy nghĩ ngang dọc, vô vàn suy tư giằng xéo. Một hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng, phức tạp và sống động như vậy chẳng phải là mảnh đất sống màu mỡ cho người cầm bút? Chừng nào xã hội, con người cần tháo gỡ khó khăn, cần giải bài toán hóc búa của cuộc sống, cần dự báo và định hướng, cần minh bạch, rõ ràng, cần bảo đảm công bằng và bình đẳng, cần bảo vệ quyền con người thì bài báo, cây bút, nhà báo còn đất vẫy vùng và nguyên giá trị.

Các nhà báo từng trải nghiệm cuộc sống, có bề dày nghề nghiệp, có tích lũy kiến thức, đang sung sức, nhưng phải nghỉ hưu theo chế độ, chẳng lẽ lại yên vị bởi “hưu trí”?

Cái tâm làm báo và đòi hỏi của cuộc sống thúc đẩy họ viết và viết. Một Phan Quang sau 10 năm hưu trí đã cho ra tuyển tập báo chí 10 năm dày gần nghìn trang in, ngồn ngộn thông tin, sâu sắc ý tưởng. Một Hữu Thọ đọc, nghe, nghĩ và đặt dấu chấm hết bài báo cuối cùng đầy tâm huyết cho đến cuối đời. Những nhà báo “không hưu” nghề nghiệp.

Ở họ, cuộc đời làm báo như dòng sông chảy hoài, không ngơi nghỉ, chỉ khác là trong biên chế hay ngoài biên chế mà thôi. Tại sao chúng ta chưa có những chính sách, quy chế thật cụ thể, rõ ràng bảo đảm cho nhà báo hưu trí tiếp tục hành nghề, tiếp tục đóng góp. Với họ, không phải có thẻ Nhà báo mới viết được báo mà là bút lực, là trách nhiệm xã hội. Những điều họ viết, họ nói, họ chịu trách nhiệm trước pháp luật, được luật pháp bảo vệ và chế tài. Nói khác đi là họ được tự do báo chí, tự do hành nghề trong khuôn khổ của luật pháp.

Nhà báo nghỉ hưu có kinh nghiệm, chất liệu và dũng khí để tham gia chống quốc nạn, “kẻ thù bên trong” là tham nhũng, cả tham nhũng to và tham nhũng vặt, tham nhũng vật chất, tham nhũng chính sách và cả tham nhũng quyền lực. Nếu nói nhà báo tác nghiệp là thi hành công vụ chỉ đúng với đương chức, biên chế. Nhà báo hưu tác nghiệp chống tiêu cực, tham nhũng mà trong tay chỉ có thẻ Nhà báo quá hạn và không cơ quan chủ quản giới thiệu thì lấy gì để làm giấy thông hành và được bảo vệ? Phải chăng chúng ta còn thiếu một hành lang pháp lý cho nhà báo ngoài biên chế tiếp tục đóng góp cho xã hội, cho sự nghiệp báo chí?

Vinh danh lịch sử và nhà báo cống hiến

Mùa Thu năm 2000, đến thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) tôi được thăm ngôi nhà số 250,(trước đây là 13/1) đường Văn Minh. Nơi đây, ngày 11 tháng 11 năm 1924 có một người đàn ông đến thuê nhà, lấy tên là Lý Thụy. Bí danh của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ngôi nhà trở thành trụ sở đào tạo cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.

Chủ nhật ngày 21 tháng 6 năm 1925, Lý Thụy đã cho ra tờ báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Tờ báo bằng tiếng Việt có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở đầu  tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Mac – Lê nin, được phổ biến rộng rãi trong quần chúng công nông, nhằm chuẩn bị tư tưởng, lý luận chính trị, cung cách tổ chức, hành động cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Tờ báo mở đầu và đặt nền tảng cho Báo chí Cách mạng Việt Nam phát triển cho đến ngày nay. 21 tháng 6 hàng năm trở thành ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nay đã 92 năm đầy gian nan, thử thách, hy sinh và không thiếu tự tin, tự hào.

Trong ngày kỷ niệm báo chí Cách mạng Việt Nam, không thể không đặt câu hỏi quá khứ: làng báo Việt Nam có tự bao giờ. Lịch sử báo chí Việt Nam có từ đâu?

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 2 – Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội 2002) thì “ Gia Định báo là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, xuất bản tại Gia Định – Sài Gòn, số 1 ra ngày 15 tháng 4 năm 1865, do Pôt tô, người Pháp làm giám đốc, phát hành trong vùng chiếm đóng của Pháp là 3 tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Đến 16/5/1869, Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Từ đó báo không chỉ là tờ Công báo đơn thuần… còn có các bài nghiên cứu lịch sử, thơ, truyện cổ tích… Gia Định báo là công cụ tuyên truyền của thực dân Pháp ở Đông Dương. Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam, in bằng chữ Quốc ngữ…”

Đến năm 1922, theo thống kê trong tập “Danh mục các ấn phẩm nộp lưu chiểu” thì cả nước có 96 tờ báo, tạp chí, tập san (cả tiếng Pháp và tiếng Việt). Có nhìn vào lịch sử với chính sách cai trị thuộc địa cay nghiệt của nhà cầm quyền Pháp bấy giờ mới thấy hàng chục tờ báo Tiếng Việt ra đời là quả cảm và đáng kể. Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 30/12/1898 có điều quy định : “Không được công bố các tờ báo hay ấn phẩm định kỳ ở Đông Dương bằng tiếng Việt Nam…”.

Từ trong bóng tối thực dân, xuất hiện các tờ báo bằng tiếng Việt đã ngầm cất lên tiếng nói như chân lý sinh ra “Tiếng Việt còn, nước Nam còn.” Nhiếu tờ báo tư nhân ra đời từ năm 1865 đến sau này, hòa chung tiếng nói của báo chí cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, không ít thì nhiều đều mang tinh thần yêu nước, ý chí dành độc lập, tự do, cho quyền con người “thiêng liêng bất khả xâm phạm”. Chính báo chí tiếng Việt đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy cái hay, cái đẹp, bản sắc của Tiếng Việt.

Lịch sử ấy rất xứng đáng được ghi nhớ, vinh danh

Đến nay Nhà nước đã vinh danh Nhà giáo Nhân dân, ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Ưu tú, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm về Văn học nghệ thuật. Với Báo chí và các nhà báo mới dừng lại Giải thưởng Quốc gia về Báo chí nhằm tặng cho những tác phẩm xuất sắc cho tác giả, nhóm tác giả trong một năm hành nghề.

Vậy, những nhà báo dành cả cuộc đời cho báo chí, cả viết báo và quản lý, lãnh đạo. Họ có những tập sách đầy đặn về phản ánh hiện thực, nghiên cứu báo chí, đóng góp xứng đáng cho báo chí Việt Nam sao không được vinh danh? Những nhà báo nổi tiếng đã hy sinh, qua đời, nhiều nhà báo gạo cội, thể loại báo chí nào cũng có, cũng đáng được vinh danh. Thiết nghĩ họ phải được tôn vinh Nhà báo cống hiến với tên gọi “Giải thưởng Nguyễn Ái Quốc”./.

Theo VOV

tin mới

Bí thư Đoàn xã với những việc làm ý nghĩa cho quê hương

Bí thư Đoàn xã với những việc làm ý nghĩa cho quê hương

(Baonghean.vn) - Đảng viên trẻ Nguyễn Hồng Sơn - Bí thư Đoàn xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn) được Tỉnh đoàn tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024. Anh Nguyễn Hồng Sơn luôn gương mẫu, triển khai các phần việc, vận động đoàn viên cùng cống hiến sức trẻ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Đàn ban hành Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những đảng viên trẻ tiêu biểu và cán bộ Đoàn đạt giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh năm 2024

Những 'hạt giống đỏ' vững bước tiên phong của tuổi trẻ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2024, tuổi trẻ Nghệ An có 15 cá nhân được tuyên dương Đảng viên trẻ xuất sắc và 14 cán bộ đoàn được trao giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh. Nổi bật,có những cá nhân đạt cả 2 tiêu chí, họ là những “hạt giống đỏ” tiên phong trên những địa bàn, lĩnh vực khó khăn, đặc thù.

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

(Baonghean.vn) - HĐND huyện Quỳ Châu đã tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND huyện, kết quả 100% đại biểu HĐND huyện bầu ông Bùi Văn Hưng- Phó Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

(Baonghean.vn) - Ngày 20/12/2023, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Chỉ thị số 26 về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030. Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hiền - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024, đồng chí Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, đây là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả, khán giả để có những sản phẩm báo chí bám sát thực tiễn đời sống,...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban. Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự.

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

(Baonghean.vn) - Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị và mong muốn Công an Nghệ An phải thực sự “xứng đáng là đơn vị anh hùng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là “đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu” của lực lượng Công an nhân dân trong học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy.

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tin tưởng Công an tỉnh sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc hơn nữa, luôn xứng danh là “thanh bảo kiếm sắc bén”, “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân.