Địa phương linh hoạt tổ chức thi cụm

Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Bộ GD-ĐT chính thức bỏ quy định bắt buộc các tỉnh, thành phố phải tổ chức thi theo cụm vốn được triển khai từ năm 2009.
Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn linh hoạt tổ chức nhiều hình thức thi cụm khác nhau nhằm đảm bảo khách quan.

Mặc dù đã kết thúc năm học từ 26-5, nhưng đến sáng 28-5 thầy và trò lớp 12A15 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM vẫn tiếp tục tổ chức ôn thi tốt nghiệp - Ảnh: Như Hùng
Mặc dù đã kết thúc năm học từ 26-5, nhưng đến sáng 28-5 thầy và trò lớp 12A15 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM vẫn tiếp tục tổ chức ôn thi tốt nghiệp - Ảnh: Như Hùng


Thừa hưởng kinh nghiệm tổ chức thi cụm từ 10 năm trước, năm nay TP.HCM vẫn tiếp tục tổ chức thi cụm. Ông Nguyễn Tiến Đạt, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết TP tổ chức 109 hội đồng coi thi (HĐCT) cho toàn bộ 66.316 thí sinh của tất cả các trường và trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Trong số đó có 30 hội đồng ghép giữa học sinh THPT và GDTX theo nguyên tắc trộn học sinh của các trường trong cùng một quận, huyện hoặc liên quận nằm cạnh nhau. Học sinh THPT và học viên GDTX trên cùng một địa bàn thi chung một hội đồng nhưng phòng thi khác nhau.

Thi cụm và thi ghép

Theo ông Đạt, với cách tổ chức thi cụm như trên, chỉ học sinh ở huyện Cần Giờ phải đi xa hơn 10km: học sinh ở Cần Thạnh phải lên Bình Khánh thi. Do đặc thù của Cần Giờ là số thí sinh không nhiều nên cả huyện chỉ có một HĐCT. Tuy nhiên, các trường THPT sẽ tổ chức đưa đón học sinh đi thi bằng xe buýt cho an toàn và bảo đảm không bị trễ giờ. Ở các trường huyện vùng sâu như Bình Chánh, Củ Chi đều tổ chức đưa đón thí sinh bằng ôtô.

Gần 1 triệu thí sinh dự thi
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 sẽ diễn ra ngày 2, 3 và 4-6. Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 963.571 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có 856.271 thí sinh hệ giáo dục THPT, 107.300 thí sinh hệ GDTX. Đây là kỳ thi thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT là giao chủ động cho các địa phương trong việc tổ chức coi thi, chấm thi, thanh tra thi.
Cả nước có 2.307 HĐCT, với 40.620 phòng thi. Số cán bộ tham gia coi thi là 124.153 người, số cán bộ tham gia chấm thi 27.472 người. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các địa phương không được thu tiền của thí sinh với bất cứ hình thức nào để phục vụ việc tổ chức kỳ thi.

Bà Nguyễn Thị Thuận, trưởng phòng khảo thí Sở GD-ĐT Cần Thơ, cho biết địa phương này cũng áp dụng hình thức cụm thi ghép giữa học sinh THPT với học viên GDTX. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại Cần Thơ sẽ có 9.182 thí sinh đăng ký dự thi. Sở đã bố trí 22 hội đồng, trong đó có chín HĐCT ghép.

Trong khi đó tại An Giang, những năm trước khi tổ chức thi theo cụm toàn tỉnh chỉ có 24-25 HĐCT. Năm nay bỏ hình thức thi cụm, số HĐCT lại tăng.

Ông Nguyễn Thanh Bình - giám đốc Sở GD-ĐT An Giang - đánh giá: “Tuy ngân sách chi tăng lên nhưng bù lại thí sinh đỡ vất vả trong việc đi lại và không tốn tiền thuê nhà trọ, phụ huynh cũng không phải gác công việc để đưa con đi thi”. Ông Bình nhấn mạnh: “Bỏ thi cụm là cần thiết, nhất là trong tình hình giao thông khó khăn như hiện nay, ĐBSCL lại đang bước vào mùa mưa. Bỏ thi cụm nhưng chúng tôi vẫn có nhiều cách tổ chức thi cho khách quan như: tổ chức chấm chéo theo địa bàn huyện, điều động giám thị từ huyện này sang huyện khác coi thi sao cho giáo viên không coi thi và không chấm thi học sinh của trường mình và các trường lân cận trên cùng địa bàn huyện”.

Năm nay, An Giang tổ chức các HĐCT ghép: ghép học sinh phổ thông thi cùng một hội đồng (nhưng khác phòng thi) với học viên hệ GDTX; ghép học sinh trường này thi cùng một hội đồng với học sinh trường lân cận, đảm bảo cự ly đi lại không quá 3km.

Riêng tại Nghệ An, ban chỉ đạo thi vẫn quyết định duy trì hình thức thi theo cụm nhưng việc bố trí cụm thi theo loại hình trường: trường công lập riêng và ngoài công lập riêng. “Chúng tôi muốn kết quả thi sát với thực tế chất lượng của thí sinh, cách bố trí như vậy để có những biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo khách quan, giảm tiêu cực”- ông Nguyễn Xuân Đường, phó chủ tịch UBND, trưởng ban chỉ đạo thi của tỉnh này, giải thích. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay Nghệ An có 59 cụm thi, với 90 HĐCT.

Học đâu thi đó

Hà Nội cũng là địa phương tiếp tục duy trì hình thức tổ chức thi cụm trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Ông Đoàn Hoài Vĩnh, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết toàn TP Hà Nội năm nay sẽ có 76 cụm thi, trong đó có 12 cụm thi độc lập (một trường) ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các cụm còn lại có 2-5 trường, thí sinh các trung tâm GDTX đều được bố trí thi chung với thí sinh THPT. “Mỗi cụm thi liên trường có một trường được giao là “trường cụm trưởng” chịu trách nhiệm về công tác phối hợp tổ chức kỳ thi” - ông Vĩnh cho biết.

Nhiều tỉnh, thành không thu lệ phí phúc khảo
Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho biết sẽ không thu lệ phí phúc khảo của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay mà trích từ ngân sách để chi cho công tác này. Tương tự, Sở GD-ĐT TP.HCM, Cần Thơ cũng khẳng định không thu lệ phí phúc khảo bài thi. Đây là một chủ trương thuận lợi cho thí sinh, nhất là trong bối cảnh Bộ GD-ĐT không quy định điều kiện xin phúc khảo bài thi nên dự báo năm nay số thí sinh xin phúc khảo sẽ tăng cao.

Tại Bắc Giang, ông Ngô Thanh Sơn, phó giám đốc sở GD-ĐT, cho biết: “Chúng tôi chỉ tổ chức HĐCT liên trường đối với những địa bàn hợp lý, không gây khó khăn cho thí sinh khi đi lại. Toàn tỉnh có 43 HĐCT, trong đó có 16 HĐCT ghép, 27 HĐCT độc lập”. Ông Sơn cho biết: “Việc linh hoạt trong bố trí cụm thi đã giúp cả chúng tôi và phụ huynh, thí sinh tháo gỡ được những khó khăn trong trường hợp phải đi lại quá xa như những năm trước”.

Tương tự ở Bến Tre, “Những địa bàn thuộc diện vùng sâu vùng xa thì học sinh học ở đâu sẽ thi luôn ở đó. Những địa bàn có nhiều trường THPT nằm gần nhau thì tổ chức thi cụm nhưng không để thí sinh phải đi quá 4km” - ông Lê Ngọc Bữu - giám đốc Sở GD-ĐT Bến Tre - cho hay.

Ở Thái Bình, ông Đặng Phương Bắc, giám đốc sở GD-ĐT, thông tin: chủ trương của Thái Bình là cứ một trường THPT có số lượng thí sinh đủ cho năm phòng thi trở lên sẽ thành lập HĐCT độc lập. Tuy vậy, vẫn có những HĐCT phải ghép chung với trung tâm GDTX.

Ở Hòa Bình khoảng 50% số trường, trung tâm GDTX được bố thí HĐCT ghép, số còn lại sẽ tổ chức HĐCT độc lập. Ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Hòa Bình, thông tin: “Những HĐCT độc lập thường ở địa bàn xa, giao thông khó khăn. Việc linh hoạt trong bố trí HĐCT năm nay tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh trong việc đi lại, ăn ở trong những ngày thi”.

Theo Tuổi trẻ - H

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.