Hàng trăm học sinh, sinh viên thi tài ở Liên hoan Dân ca Ví, Giặm

(Baonghean.vn) - Chiều 20/1, Liên hoan Dân ca ví, giặm các trường học lần thứ I đã được Thành đoàn Vinh tổ chức. Chương trình đã nhận được sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố.

Các đại biểu tham dự liên hoan
Các đại biểu tham dự liên hoan.

Đây là lần đầu liên hoan Ví, Giặm được tổ chức dành cho đối tượng là học sinh khối THPT và sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng. Tham dự liên hoan năm nay có sự tham gia của 12 đơn vị, trong đó có 8 trường THPT và 4 trường Đại học, cao đẳng.

Trên làn điệu của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, các trường học đã đem đến nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, hấp dẫn. với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, ca ngợi tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè.

Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật số 1 với tiết mục
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật số 1 với tiết mục "Câu hò từ một miền quê".

Thông qua liên hoan nhằm cổ vũ và đẩy mạnh đưa dân ca Ví, Giặm vào trọng trường  học. Đồng thời, tạo một sân chơi bổ ích, lý thú giúp học sinh bộc lộ năng khiếu về âm nhạc, diễn xuất.

Lời chào từ mái trường - tiết mục mang đậm màu sắc các vùng miền của học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh
Lời chào từ mái trường - tiết mục mang đậm màu sắc các vùng miền của học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.

Liên hoan cũng giúp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy di sản dân ca xứ Nghệ. Từ đó, đẩy mạnh hoạt động giáo dục tình cảm yêu mến đối với dân ca, làm cho dân ca xứ Nghệ thấm đượm và lan tỏa trong đời sống của giới trẻ.

Mỹ Hà

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.