Kĩ năng cơ bản để trẻ "đối phó" với nạn bắt cóc

“Chúng ta nên tạo dựng tình huống bắt cóc thông qua các trò chơi để con chọn các phương án làm sao để an toàn cho mình.”, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho hay.

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các nghi án bắt cóc trẻ em tại một số trường học khiến phụ huynh hết sức hoang mang, lo lắng. Mới đây, tại TP. HCM cũng xảy ra một vụ nghi vấn hai thanh niên đi xe máy cướp đứa trẻ trong tay người mẹ hay vụ việc một học sinh 8 tuổi ở trường học trên địa bàn quận Gò Vấp (TP.HCM) dụ đi xa gần chục km để cướp bông tai và dây chuyền.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cô Lê Thị Loan (nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục) chia sẻ : “Đặc điểm tâm lý của các học sinh tiểu học là rất hồn nhiên, ngây thơ và dễ tin người nên người xấu dễ lợi dụng đặc điểm tâm lý đó để đóng giả là người quen của bố mẹ các em để thực hiện hành vi xấu của mình.

Hiện nay trong xã hội của chúng ta có rất nhiều đối tượng xấu nên hơn hết những nhà quản lí giáo dục cũng cần thường xuyên nhắc nhở học sinh của mình không được đi cùng người lạ. Bên cạnh đó, phải có sự kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường, với học sinh tiểu học nên đề nghị phụ huynh đưa đón, không để các em tự ý về nhà dễ gây nguy hiểm”.

Cô Lê Thị Loan (nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục)
Cô Lê Thị Loan (nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục)

Hơn thế, người lớn cần trang bị cho trẻ một số kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng phòng vệ cơ thể, phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất cứ ai chạm vào người mình.

Kĩ năng từ chối và phản ứng: Phụ huynh hình thành cho trẻ kĩ năng từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình đưa mình đi đâu đó.

Kĩ năng vận động: Phụ huynh hình thành cho trẻ kĩ năng vận động như chạy nhanh, vùng vẫy, biết cách la hét để nhờ người giải cứu khi ở thế yếu, bị khống chế.

Kĩ năng ghi nhớ: Phụ huy hình thành cho trẻ khả năng ghi nhớ những thông tin cần thiết như số điện thoại của người thân, địa chỉ nhà mình khi cần sự giúp đỡ của người khác… hay ghi nhớ và thuật lại cho phụ huynh nghe về những hành động “không bình thường” của ai đó để bố mẹ có thể hiểu và phân tích các nguy cơ đối với trẻ.

Bên cạnh đó, mỗi người cán bộ trong nhà trường phổ thông phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với nhà trường, đối với xã hội trọng công tác giáo dục học sinh.

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân – Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho hay: “Trong nội dung chương trình giáo dục trẻ em cũng có trang bị kĩ năng đề phòng kẻ xấu cho các bé. Ngoài việc học sinh được học trong trường thì bố mẹ có thể tham khảo các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để đảm bảo an toàn cho các bé: Không tiếp xúc với người lạ, không đi một mình....”

Cũng theo cô Vân, chúng ta nên tạo dựng tình huống bắt cóc thông qua các trò chơi với con nói cho con hiểu, kể một câu chuyện để con chọn các phương án và cách thức giải quyết làm sao để an toàn cho mình. Thậm chí, dạy con cách thức tránh tai nạn rủi ro, giữa bố mẹ và con cũng cần có những giao ước như dặn con chờ ở vị trí nào đó để bố mẹ đón và nếu có người lạ thì không được theo. Hay có mật khẩu với con, phải nói đúng từ theo quy ước mới đi theo./.

Theo Infonet

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.