'Dù khó khăn đến mấy cũng không để học sinh vùng lũ bỏ học'

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhắc lại nhiều lần thông điệp này trong chuyến công tác nhằm kiểm tra tình hình khắc phục bão lũ đối với việc dạy và học ở các tỉnh miền Trung hôm qua, 23/10.

Trao đổi với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành cũng như các thầy cô giáo tỉnh Quảng Bình sáng 23/10, ông Nhạ cho biết, sự cố bão lũ vừa qua gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với nhân dân, đặc biệt là thầy cô nhà trường trong tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung.

Do đó, đoàn công tác của Bộ GD lần này tới làm việc với các tỉnh miền Trung trước hết là kiểm tra, khảo sát tình hình khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra đối với việc dạy và học ở các trường, từ đó có sự phối hợp với các địa phương đưa ra biện pháp giúp học sinh dù khó khăn đến mấy cũng không được bỏ học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm hỏi động viên các em học sinh tại Trường tiểu học Đại Phong (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm hỏi động viên các em học sinh tại Trường tiểu học Đại Phong (Lệ Thủy, Quảng Bình).

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Quảng Bình, đợt mưa lũ từ ngày 13-15/10 vừa qua đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về người và tài sản đối với ngành giáo dục của tỉnh. 8 sinh viên đã thiệt mạng thuộc tất cả các cấp học. Thiệt hại về cơ sở vật chất trường, lớp ước tính lên tới 105 tỉ đồng cùng rất nhiều thiết bị dạy học, sách vở của giáo viên và học sinh.

Tại Quảng Trị, theo báo cáo của Sở GD&ĐT địa phương, toàn tỉnh tổng thiệt hại của ngành giáo dục nơi đây lên tới 3,33 tỷ đồng. Rất may không có thiệt hại về người.

Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, toàn ngành giáo dục bị thiệt hại 11,2 tỷ đồng, trong đó riêng ngành giáo dục huyện Hương Khê chịu thiệt hại nặng nhất (7,7 tỷ đồng). Hơn 300 trường học từ mầm non tới THPT bị ngập lụt.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, để khắc phục hậu quả mưa lũ đối với ngành giáo dục, trước mắt, các phòng, sở giáo dục địa phương cần phải rà soát lại toàn bộ chương trình mà hơn 1 tuần bão lũ học sinh phải nghỉ học, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho học sinh học bù để không mất buổi học, song cũng không được dồn ép dẫn đến tình trạng quá tải.

Về điều kiện học tập, trường lớp sách vở, ông Nhạ cho biết cần phải tạo điều kiện để các cháu học sinh đến trường đầy đủ. Hiện tại, Bộ GD-ĐT đã phát động tất cả các cơ sở GD trong toàn quốc quyên góp sách vở, quần áo, túi cặp, thiết bị dạy học để ủng hộ đồng bào miền Trung.

Ông Nhạ cũng chỉ đạo các sở GD-ĐT các địa phương thống kê những khó khăn về sách vở, thiết bị dạy học của học sinh, đặc biệt là những nơi sách bị ngập, hư hỏng do mưa lũ để cung cấp cho các cháu đi học đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu sách vở.

Ngoài ra, ông Nhạ cũng cho biết, một trong những vấn đề rất đáng lưu tâm sau mưa lũ chính là vệ sinh dịch tễ. Do đó, hiện Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo các trường y trực thuộc Bộ về địa phương thăm khám sức khỏe, chữa bệnh và phòng bệnh cho học sinh vùng lũ để các cháu sớm có điều kiện học tập bình thường.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến thăm hỏi, động viên gia đình em Trần Ngọc Hào, học sinh lớp 9 Trường THCS Gia Minh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) không may thiệt mạng trong đợt bão lũ vừa qua.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến thăm hỏi, động viên gia đình em Trần Ngọc Hào, học sinh lớp 9 Trường THCS Gia Minh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) không may thiệt mạng trong đợt bão lũ vừa qua.

"Chúng tôi sẽ làm việc với lãnh đạo địa phương và bàn giải pháp để dù khó khăn đến mấy cũng không để học sinh bỏ học, không để thầy cô giáo rơi vào tình trạng quá khó khăn trong công tác" - Bộ trưởng Nhạ khẳng định.

Theo đó, ông Nhạ cho rằng, ông sẽ đề nghị lãnh đạo các sở giáo dục địa phương quán triệt tinh thần với gia đình và các em học sinh để các em không được bỏ họ, quan tâm đến những trường hợp khó khăn, những trường hợp gặp rủi ro trong đợt bão lũ vừa qua.

"Chúng tôi cũng sẽ làm việc với lãnh đạo các tỉnh để đưa ra chính sách học phí, học bổng, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hoàn cảnh khó khăn. Cố gắng làm sao để các cháu không phải vì khó khăn kinh tế mà bỏ học" - ông Nhạ nói.

Đối với các thầy cô ở những địa phương chịu ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua, ông Nhạ cũng cho biết, ông rất chia sẻ và thông cảm với các thầy cô bởi ở những vùng vốn dĩ đã khó khăn rồi thì ngay gặp bão lũ, tình hình càng trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giáo dục cũng mong muốn các thầy cô giáo ở những vùng lũ sẽ cố gắng vượt qua khó khăn với tinh thần của một nhà giáo, hết lòng vì học sinh.

Đối với những địa phương thiệt hại nặng về cơ sở vật chất trường lớp, ông Nhạ cho biết, việc kiên cố hóa trường lớp là công việc thuộc quyền hạn của tỉnh. Tuy nhiên, tới đây Bộ GD-ĐT cũng sẽ phối hợp để tập trung những trường lớp không đủ điều kiện cho các cháu học.

"Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ ưu tiên một số tỉnh gặp khó khăn miền Trung để xử lý những lớp học tranh tre nứa lá tạm bợ không đủ điều kiện an toàn cho học sinh khi gặp lũ. Đảm bảo để các cháu học sinh khi đến trường phải an toàn" - ông Nhạ khẳng định.

Trong thời điểm trước mắt, ông Nhạ chỉ đạo các sở giáo dục địa phương gặp bão lũ vừa qua tạo điều kiện mượn một số cơ sở của xã huyện để học sinh có nơi học, tạo mọi điều kiện để các em tới trường.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Bộ GD cũng đã đi kiểm tra, thăm hỏi tại các cơ sở giáo dục chịu thiệt hại trong đợt lũ lụt vừa qua thuộc 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh.

Trong đợt này, Bộ GD-ĐT cũng đã trao tặng trước mắt gần 1,5 tỉ đồng cùng nhiều sách vở, cặp sách thiết bị dạy học cho 5 tỉnh miền Trung gánh chịu hậu quả nặng nề trong đợt bão lũ vừa qua. Số tiền và vật chất này được quyên góp từ đợt quyên góp ủng hộ miền Trung của toàn ngành giáo dục do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động.

Theo Vietnamnet

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.