Việt Nam sẽ tham gia Công ước công nhận văn bằng giáo dục ĐH Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Hiện Việt Nam đang là một trong các quốc gia được UNESCO hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực để sớm phê chuẩn và thực hiện công nhận văn bằng giáo dục đại học Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Công ước Tokyo 2011).

Hiện nay, ở khắp các quốc gia trên thế giới, người học có nhiều cơ hội được học tập, chủ động lựa chọn chương trình học, phương thức học phù hợp nhất với mình. Đó cũng chính là nội dung của Mục tiêu phát triển bền vững số 4 (Sustainable Development Goal four – SDG4) cho Giáo dục 2030 được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua tháng 9/2015.

Chính sự đa dạng về phương thức học tập, sự khác biệt giữa các hệ thống giáo dục đại học, khung trình độ quốc gia và khung đảm bảo chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia khác nhau đã dẫn đến nhiều thách thức và khó khăn trong việc công nhận tương đương văn bằng và học thuật giáo dục đại học giữa các quốc gia.

Hằng năm có gần 4.000 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng giáo dục đại học và nhiều công văn của các cơ quan, tổ chức hỏi về công nhận văn bằng của nước ngoài. (Ảnh: minh họa)
Hằng năm có gần 4.000 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng giáo dục đại học và nhiều công văn của các cơ quan, tổ chức hỏi về công nhận văn bằng của nước ngoài. (Ảnh: minh họa)

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, có khoảng 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài (số liệu tháng 10/2016). Từ năm 2000 tới tháng 10/2016, có 485 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đã và đang thực hiện (96,7% số lượng chương trình liên kết đào tạo cấp bằng của nước ngoài).

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ 4.0 đã làm gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, đặc biệt là hình thức đào tạo trực tuyến (online education). Vì vậy, số lượng văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam hiện rất lớn và vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Theo số liệu của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), trong những năm gần đây, hằng năm có gần 4.000 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng giáo dục đại học và nhiều công văn của các cơ quan, tổ chức hỏi về công nhận văn bằng của nước ngoài. Điều đó cho thấy nhu cầu công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp ngày càng được xã hội quan tâm.

Với vai trò là tổ chức tiên phong, hiện UNESCO đang làm đầu mối để hỗ trợ 06 khu vực trên thế giới ban hành các Công ước về công nhận văn bằng giáo dục đại học ở từng khu vực và mong muốn sẽ sớm tiến tới Công ước công nhận văn bằng giáo dục đại học toàn cầu, nhằm đẩy mạnh công nhận học thuật và văn bằng giáo dục đại học giữa các quốc gia.

Việt Nam tham gia ký kết Công ước công nhận văn bằng giáo dục đại học Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc (Công ước Băng Cốc 1983) vào tháng 12/1983 nhưng chưa ký kết, phê chuẩn và thực hiện theo Công ước sửa đổi, bổ sung tại Tokyo năm 2011 (Công ước Tokyo 2011). Hiện Việt Nam đang là một trong các quốc gia được UNESCO hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực để sớm phê chuẩn và thực hiện Công ước Tokyo 2011.

Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia UNESCO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, ngày 28/3 tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức Hội thảo quốc gia công nhận văn bằng giáo dục đại học tại Hà Nội.

Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế về giáo dục đại học của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công nhận văn bằng giáo dục đại học với đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO Hà Nội, các cơ sở giáo dục đại học, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và một số sở nội vụ, sở GD&ĐT,…

Đây là cơ hội để Việt Nam sớm đưa ra kế hoạch phê duyệt và thực hiện Công ước Tokyo 2011. Đồng thời, giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức về công nhận văn bằng giáo dục đại học, về mối liên hệ chặt chẽ giữa công nhận văn bằng, đảm bảo chất lượng và Khung trình độ quốc gia.

Theo Dantri

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.