Hai giả thuyết về thanh kiếm Nhật cổ nghi của người khổng lồ

Thanh kiếm Norimitsu Odachi có chiều dài gần 4 mét khiến nhiều người tin rằng nó từng được người khổng lồ dùng làm vũ khí.

Khách tham quan tìm hiểu về thanh kiếm khổng lồ Norimitsu Odachi. Ảnh:
Khách tham quan tìm hiểu về thanh kiếm khổng lồ Norimitsu Odachi. Ảnh:

Norimitsu Odachi là thanh kiếm đầy bí ẩn của Nhật Bản, được rèn từ thế kỷ 15 với kích thước lớn bất thường, dài 3,77 mét, nặng 14,5 kg. Thanh kiếm lớn đến mức có nhiều giả thuyết cho rằng đây là vũ khí của người khổng lồ, theo Ancient Origins.

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với kỹ thuật rèn kiếm. Ngoài loại kiếm katana gắn liền với hình ảnh của samurai quen thuộc, thợ rèn Nhật Bản còn cho ra đời nhiều loại kiếm khác, trong đó có kiếm odachi.

Odachi có nghĩa là thanh kiếm lớn, đôi lúc được gọi là nodachi, tức "kiếm trận", là loại kiếm dạng cong, lưỡi thường dài 90-100 cm, nhưng một số thanh có lưỡi dài tới 2 mét. Kích thước lớn của thanh kiếm khiến nhiều người tranh cãi về mục đích sử dụng thật sự của nó.

Trong giả thuyết thứ nhất, nhiều người cho rằng kiếm odachi từng được sử dụng trên chiến trường Nhật Bản trong thế kỷ 14, trước khi bị thất sủng từ năm 1615 do thiếu tính thực chiến.

Những người sử dụng kiếm odachi thường là bộ binh và kỵ binh để tạo ra uy lực sát thương lớn nhất. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thanh kiếm này quá dài nên bộ binh muốn sử dụng sẽ phải đeo trên lưng, vị trí khiến việc rút kiếm nhanh là điều không thể. Trọng lượng lớn của nó khiến kỵ binh cũng rất khó xoay xở trên chiến trường. Những người sử dụng kiếm này chắc hẳn phải là người có kích thước khổng lồ.

Điều này khiến nhiều người đặt ra giả thuyết thứ hai, rằng thanh kiếm được rèn ra vì mục đích phi chiến đấu, được sử dụng để khích lệ sĩ khí, hoặc cho các lễ mừng thắng trận.

Người làm ra Norimitsu Odachi phải là một thợ rèn rất cao tay, phô diễn kỹ thuật độc nhất vô nhị của mình bằng cách chế tạo thanh kiếm lớn chưa từng thấy. Người đặt hàng rèn thanh kiếm này cũng có khả năng rất giàu vì thanh kiếm đồ sộ sẽ ngốn một khoản tiền không nhỏ.

Theo VNE

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.