Cải cách đúng chỗ

(Baonghean) -  Ngành Giáo dục của chúng ta có lẽ là ngành cải cách liên tục nhất, nhưng để nói rằng liệu giáo dục Việt Nam đã tiến đến gần với cánh cửa hội nhập chưa, thì quả là khó nói.

Chuẩn bị khai giảng năm học mới, chị tôi đưa bé Bim đi mua sách vở, dụng cụ học tập. Nhìn chị vui vẻ khác hẳn năm ngoái, tôi ngạc nhiên hỏi thì chị mừng rỡ thông báo “Năm nay không học VNEN nữa, nghe tin mà chị thở phào nhẹ nhõm. Chứ cứ học VNEN, cải cách đâu chưa thấy, chỉ thấy bé Bim đã nhút nhát, chậm chạp lại càng đuối hơn các bạn thôi”. 

Giờ học nhóm theo phương pháp dạy học mới ở lớp 2a,Trường Tiểu học Long Thành, Yên Thành. 	Ảnh: Hoài Thu
Giờ học nhóm theo phương pháp dạy học mới ở lớp 2a, Trường Tiểu học Long Thành, Yên Thành. Ảnh: Hoài Thu

Không chỉ chị tôi mà nhiều đồng nghiệp ở cơ quan cũng chung quan điểm hài lòng thấy rõ khi có chủ trương dừng triển khai đại trà mô hình trường học mới VNEN. Có một chị trước đi du học ở nước ngoài về, vốn có nhiều quan điểm khá mới trong cách giáo dục con, nhưng cũng không ủng hộ mô hình VNEN.

Lý do chị ấy đưa ra là: “Mô hình của một nước cũng không thuộc nhóm phát triển về giáo dục trên thế giới, tại sao chúng ta lại mang về học theo? Sao không học mô hình của các nước tiên tiến ấy, chứ thế này thì khác gì đi thụt lùi?”. Một chị khác có người quen làm hiệu trưởng một trường tiểu học thì tỏ vẻ đăm chiêu: 

- Nhưng họ vẫn nói là, các trường có thể tự quyết định duy trì mô hình VNEN nếu phụ huynh đồng tình cao. Như vậy thì cũng chưa phải là ngừng hẳn mô hình này đúng không?

- Chắc là nói vậy để vớt vát chữa thẹn thôi. Chứ phụ huynh lâu nay phản đối còn chưa hết, hơi đâu mà ủng hộ. Nhiều người còn tuyên bố cho con chuyển trường nếu tiếp tục mô hình VNEN cơ mà. Học VNEN nhưng thi thì theo kiểu cũ, nhiều lớp còn không có sách giáo khoa tử tế để học, phải học sách photo. Lớp học theo mô hình chỉ có mươi, mười lăm cháu, đằng này ở mình toàn mấy chục cháu. Nói chung là, lý thuyết thì rất hay nhưng không sát với tình hình thực tế thì chết yểu là điều dễ đoán trước thôi.

Lớp học theo chương trình VNEN ở Trường THCS Hưng Dũng (TP. Vinh). Ảnh tư liệu.
Lớp học theo chương trình VNEN ở Trường THCS Hưng Dũng (TP. Vinh). Ảnh tư liệu.

Nếu quả thực, điều ngành Giáo dục đang làm là “vớt vát” chữa thẹn cho VNEN thì tôi thấy hơi thất vọng. Ngành Giáo dục của chúng ta có lẽ là ngành cải cách liên tục nhất, nhưng để nói rằng liệu giáo dục Việt Nam đã tiến đến gần với cánh cửa hội nhập chưa, thì quả là khó nói. Đề án dạy và học ngoại ngữ tốn kém tiền của là vậy, hiệu quả đến giờ ra sao - cũng là một trong những thất bại mà ngành Giáo dục phải thừa nhận.

Trừ các trường tư thục quốc tế ở một số thành phố lớn ra, việc học ngoại ngữ trong trường công lập vẫn còn đì đẹt. Nếu giới trẻ ngày nay có tiến bộ hơn về ngoại ngữ thì có lẽ phần nhiều là nhờ tích cực đọc sách, xem phim, nghe nhạc quốc tế, đi học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ chứ hiệu quả từ chương trình phổ thông thì chẳng được bao nhiêu. 

Cần gì cải cách ở đâu xa xôi, cần gì to tát đến mức thay đổi mô hình giáo dục, cần thiết nhất trước mắt bây giờ là nâng cao khả năng ngoại ngữ của người Việt - liệu ngành Giáo dục đã có giải pháp gì cho thiết thực? Chứ cứ nhìn cảnh hoa hậu Việt Nam ra đấu trường quốc tế nói tiếng Anh như tiếng Việt mà thấy ngán ngẩm. Cần cải cách là cải cách chỗ đó chứ đâu!

Hải Triều

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.