Nơi ươm mầm và chắp cánh tài năng

(Baonghean) - Nửa thế kỷ vượt qua bao khó khăn, thăng trầm, các thế hệ Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An đã chung sức, đồng lòng phấn đấu, xây dựng để có được một đội ngũ, cơ ngơi và sự nghiệp đáng tự hào như hôm nay: trở thành một địa chỉ tin cậy về giáo dục đào tạo, nơi ươm mầm và chắp cánh tài năng nghệ thuật cho tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung.

Ngay từ thời kỳ 1967- 1968, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ còn đang bước vào giai đoạn ác liệt, “Tất cả cho tiền tuyến”, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và những người phụ trách ngành văn hóa lúc bấy giờ đã nhận thấy vai trò của văn hóa nghệ thuật trong thực tiễn và với tầm nhìn chiến lược, quyết định thành lập Trường Nghiệp vụ Văn hóa - Thông tin để kịp thời cung cấp những “chiến sỹ văn hoá”, với vũ khí là “Tiếng hát át tiếng bom”, góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc. Vạn sự khởi đầu nan, với số lượng cán bộ trường 6 người ít ỏi, vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ của bước đầu xây dựng, trải qua 6 lần di chuyển địa điểm, nhưng thầy trò đã làm nên những điều kỳ diệu, hiếm có.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập.

Năm 1979, trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, đánh dấu sự trưởng thành của nhà trường trong thời kỳ hòa bình. Nhưng đây cũng là giai đoạn đầy những gian khó, thiếu thốn, do hậu quả chiến tranh, do thời kỳ bao cấp kéo dài. Vượt lên tất cả, thầy trò nhà trường  kiên tâm với nghề, miệt mài giảng dạy, học tập; tiếng hát, lời ca vẫn vang lên nơi trường đóng, đào tạo bồi dưỡng nhiều thế hệ sinh viên vừa có bản lĩnh chính trị, vừa vững về chuyên môn nghiệp vụ…

Năm 1994, trường được Bộ Giáo dục cấp phép cho đào tạo ̣9 ngành học theo mã số quốc gia; được UBND tỉnh Nghệ An nâng hạng từ trường chuyên nghiệp loại II lên trường loại I.  Từ năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An, đánh dấu bước phát triển mới về quy mô, chất lượng.        

Cùng với việc khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh nội lực, lại luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự ủng hộ của các sở, ngành chức năng và sự giúp đỡ của nhân dân trong tỉnh, các bộ, ngành Trung ương, nhà trường đã từng bước vượt qua để đi lên và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.

Trường có hệ thống cơ cấu tổ chức ổn định (gồm 4 khoa, 5 phòng và 3 trung tâm với gần 90 cán bộ, viên chức cơ hữu. Đội ngũ cán bộ trường qua nhiều thử thách đã có kinh nghiệm; số cán bộ giảng viên trẻ có tiềm năng, được đào tạo cơ bản, trình độ được nâng cao (hiện có 80%  đạt trình độ thạc sĩ trở lên (trong đó có 1 PGS, 3 TS, 4 NCS), vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức gánh vác các nhiệm vụ được giao. Đảng bộ nhà trường là một Đảng bộ vững mạnh; Công đoàn, Đoàn thanh niên đã góp phần tích cực vào các phong trào thi đua, xung kích tình nguyện, có nhiều đóng góp xây dựng nhà trường ổn định, phát triển…

Hiện nay, nhà trường vừa chú trọng hệ đào tạo chính quy, vừa quan tâm hệ bồi dưỡng năng khiếu tuổi nhỏ để tạo nguồn thường xuyên và đáp ứng nhu cầu xã hội. Mỗi năm, vào dịp hè, nhà trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật và Tin học - Ngoại ngữ cho con em trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận; lưu lượng trung bình hàng năm có 500 em theo học; nhiều em trong số đó tiếp tục học tạo nguồn để dự tuyển vào hệ chính quy của trường. 

Lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
Lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên.

Bên cạnh hệ chính quy, trường mở thêm hệ liên thông, vừa làm vừa học, hệ bồi dưỡng năng khiếu tuổi nhỏ, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ văn hóa cơ sở, giáo viên phổ thông. Chương trình giảng dạy từng bước chuẩn hóa và đổi mới. Mỗi ngành học, từng bậc học, từng loại hình đào tạo được rà soát và điều chỉnh, có tính liên thông, tính hiện đại. Chú trọng trang bị cho người học kiến thức lý luận, đồng thời quan tâm rèn luyện kỹ năng thực hành, theo sát và đáp ứng cơ bản đòi hỏi của thực tiễn; tìm các giải pháp để sinh viên ra trường có việc làm và làm được nhiều việc trong xã hội. 

Công tác nghiên cứu khoa học trở thành một trong hai nhiệm vụ cơ bản của người giảng viên; sự chuyển biến nhận thức về vai trò nghiên cứu khoa học được thể hiện rõ hơn ở mỗi thầy, cô giáo. Hầu hết giảng viên các khoa, các ngành đăng ký thực hiện các đề tài cấp trường; tham gia và tổ chức sáng tác, triển lãm ở cấp tỉnh, khu vực, trong nước và quốc tế. Một số cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia trong các hội đồng khoa học cấp tỉnh, quốc gia, trong các trường đại học...  

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2017.
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2017.

Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, giảng viên của nhà trường còn đăng ký, thực hiện các công trình khoa học cấp tỉnh, cấp bộ. Các đề tài khoa học đã và đang thực hiện: Nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Ơ đu ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; Nghiên cứu, bảo tồn nghề chế tác nhạc cụ khèn bè của dân tộc Thái ở Nghệ An; Một số đặc trưng Văn hóa Việt Nam thể hiện qua ca dao người Việt; Nghiên cứu về dân ca xứ Nghệ và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trường học…

50 năm qua, nhà trường đã góp phần đáng kể cung cấp nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật và du lịch có chất lượng cho tỉnh và khu vực. Trong số hàng ngàn sinh viên ấy, có những người thành đạt, đảm nhiệm các chức vụ quản lý, tiêu biểu như Cố Thiếu tướng, nhạc sĩ An Thuyên, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHVHNT Quân đội; nhạc sĩ Lê Xuân Hoan - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai; NSND Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An; NSND Hồng Lựu và NSƯT Nguyễn Đình Đắc là Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ... Nhiều cựu sinh viên của trường đã thành danh (nhạc sỹ Phan Thanh Chương, nhạc sỹ Quang Vượng; NSƯT Ngọc Hà, NSƯT Thủy Kiên, NSƯT Tiến Lâm...); đạt giải cao trong các kỳ thi Sao Mai (Phương Thanh, Vũ Thắng Lợi, Đinh Trang, Thanh Tài)...

Sinh viên tình nguyện nhà trường giúp đỡ Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (Hưng Nguyên) dọn dẹp vệ sinh sau lũ lụt.
Sinh viên tình nguyện nhà trường giúp đỡ Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (Hưng Nguyên) dọn dẹp vệ sinh sau lũ lụt.

Với những thành tích đó, tập thể và các cá nhân đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và năm nay là Huân chương Lao động hạng Nhất; Bằng khen và Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An; hàng chục Huy chương Vàng, Bạc, Đồng  qua các kỳ hội thi, hội diễn, liên hoan và triển lãm nghệ thuật ở khu vực, quốc gia và quốc tế… Nhà trường đã có hàng chục giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia. 

Giai đoạn hiện nay là giai đoạn có tính chất bản lề, chuẩn bị để tạo ra một bước ngoặt mới. Đầu năm 2012, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành trường đại học. Hiện nay, trường đang tiếp tục phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao: Xây dựng nhà trường thành một cơ sở đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu các lĩnh vực về văn hóa nghệ thuật và du lịch  theo hướng đào tạo nghề chất lượng cao, có các nghề trọng điểm cấp quốc gia và khu vực; góp phần xứng đáng vào việc xây dựng tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực Bắc Trung bộ.

PGS.TS.NGƯT Phan Mậu Cảnh

(Hiệu trưởng nhà trường)

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.