'Cô có đánh con không?'

Nỗi vất vả của giáo viên mầm non không thể đo đếm được, nhưng chắc rằng nỗi khổ tâm của các cô còn lớn hơn khi niềm tin của xã hội dành cho họ đang ngày càng vơi.

Công việc của giáo viên mầm non từng được một đại biểu HĐND TP.HCM ví là cực hơn công việc của một thợ hồ.
Công việc của giáo viên mầm non từng được một đại biểu HĐND TP.HCM ví là cực hơn công việc của một thợ hồ.

Con đi mẫu giáo về, câu phụ huynh hay hỏi là gì? Chính là 'Cô có đánh con không?'.

Theo TS xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính quốc gia, cơ sở TP.HCM), câu hỏi này là một sự xúc phạm ghê gớm đến tình yêu thương của cô giáo, đến hình ảnh giáo viên mầm non.

Tại chương trình "Hãy bảo vệ con" do Trường mầm non 15, quận Tân Bình, TP.HCM vừa tổ chức, bà Thúy cho rằng từ một vài "con sâu" bạo hành trẻ, nhiều đứa trẻ đã bị người lớn vô tình gieo vào đầu nỗi ám ảnh: có nguy cơ bị cô giáo đánh. Ngay từ đầu đời, đứa trẻ đã bị "đầu độc" phải hoài nghi về tình yêu thương tốt đẹp mà cô giáo dành cho mình!

Đành rằng phụ huynh hoang mang sau những vụ bạo hành trẻ bị phát hiện. Nhưng có mấy ai nhìn thấu những tổn thương của những cô giáo mầm non thật sự yêu nghề, thương trẻ? 

Nỗi vất vả của giáo viên mầm non không thể đo đếm được.
Nỗi vất vả của giáo viên mầm non không thể đo đếm được.

Tại chương trình trên, có cô giáo gần như bật khóc khi cho biết sau vụ bạo hành ở cơ sở mầm non Mầm Xanh, cô cảm giác như luôn có một chiếc camera vô hình từ phía phụ huynh chĩa vào mình. 

Đó là khi phụ huynh đưa con đến lớp cứ thập thò đứng ngoài cửa sổ nhìn xem cô giáo cho con mình ăn ra sao. Rồi có bé vừa bệnh dậy mè nheo không chịu đi học, phụ huynh hỏi thẳng cô làm gì khiến bé sợ không chịu đến lớp...

Trên thực tế, khoảng 1/3 thời gian trong ngày của trẻ mầm non gắn liền với hoạt động nuôi dạy của giáo viên, 2/3 thời gian còn lại bé ở bên cha mẹ, gia đình. 

Thế nhưng nhiều phụ huynh luôn mặc định và giao phó chuyện dạy trẻ là của giáo viên, từ chuyện ăn uống, rèn luyện kỹ năng, trao dạy kiến thức, vệ sinh thân thể… cho đến chuyện giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại. 

Như tại chương trình trên, hơn 1/2 phụ huynh không tham dự dù trước đó chính họ đã mong muốn nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng để con trẻ được bảo vệ trước nạn bạo hành và xâm hại tình dục.

Theo TS Phạm Thị Thúy, để nuôi dạy con trẻ, ngoài tình yêu thương là năng lượng có sẵn, cha mẹ và thầy cô còn phải học cách yêu thương, học cách bảo vệ con. 

Thay vì hỏi "Cô có đánh con không?", hãy hỏi con những câu hỏi tích cực như "Hôm nay ở lớp con được cô khen chuyện gì?", "Cô dạy con trò chơi mới, bài hát mới nào nhỉ?"… Hoặc cha mẹ có thể chơi trò chơi đóng vai cô giáo và học sinh, qua đó trẻ sẽ giúp tái hiện câu chuyện ở lớp học.

Công việc của giáo viên mầm non từng được một đại biểu HĐND TP.HCM ví là cực hơn công việc của một thợ hồ. 

Phải hoạt động liên tục từ sáng sớm đến chiều muộn, nỗi vất vả của giáo viên mầm non không thể đo đếm được, nhưng chắc rằng nỗi khổ tâm của các cô thì lớn hơn, khi niềm tin của xã hội dành cho họ đang ngày càng vơi bớt.

Và rồi liệu con trẻ lớn lên có nguyên vẹn niềm tin vào lòng yêu thương con người?

Theo tuoitre

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.