Tránh thất thoát tài sản khi cổ phần hóa DNNN

(Baonghean) - Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2014-2015 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong 2 năm tới là tái cơ cấu DNNN, đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH).
Mục tiêu đặt ra hoàn thành cổ phần hóa 432 DNNN. Và một thông điệp mạnh mẽ đã được người đứng đầu Chính phủ phát đi với tuyên bố “Ai chần chừ trong việc tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN thì đề nghị bộ trưởng mời làm việc khác, đừng đề bạt lên cao hơn”. Điều này thể hiện quyết tâm thực hiện CPH của Chính phủ và cũng cho thấy CPH là phần việc cơ bản, quan trọng trong việc tái cơ cấu DNNN.
CPH là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tái cơ cấu DNNN nhằm tạo nền tảng để DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, nòng cốt cho kinh tế nhà nước; nâng cao sức cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hoàn thành tốt các trọng trách được giao. Vì thế, phải bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ CPH hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nhưng không vì để bảo đảm tiến độ mà CPH bằng mọi giá. Và việc đẩy nhanh tốc độ CPH một số lượng lớn DNNN trong một khoảng thời gian như vậy dấy lên mối lo ngại làm thất thoát tài sản nhà nước. Thực tế là ở các nước Đông Âu, sau khi CPH DNNN một khối lượng lớn tài sản quốc gia đã rơi vào tay một số cá nhân, khiến họ chỉ sau một thời gian rất ngắn bỗng trở thành những tỷ phú nổi tiếng toàn cầu. Còn ở nước ta, những năm đầu thập kỷ 90 ở thế kỷ trước đã thực hiện CPH với gần 4.000 DNNN và đã có nhiều tài sản của Nhà nước lọt vào tay một nhóm người. Tiêu biểu là Khu đất vàng của Kem Tràng Tiền hay khách sạn Phú Gia ở Hà Nội giá trị thật lên tới  hàng nghìn tỷ đồng, nhưng khi cổ phần chỉ với giá vài chục tỷ đồng và rơi vào tay số ít cá nhân.
Tất nhiên, tất cả bước đi của CPH đều được coi là đã thực hiện “đúng quy trình” và hợp luật. Có khá nhiều chiêu thức để người ta hô biến của công thành của tư thông qua CPH. Nhưng cách làm dễ dàng và phổ biến nhất là định giá tài sản trước CPH thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật. Và được che giấu vô cùng khéo léo dưới các hình thức đấu thầu  công khai, nhưng thực chất là cùng một nhóm chia đôi ra và chơi trò “quân xanh, quân đỏ” với nhau. Sau vài thao tác lòng vòng, đất đai, tài sản, máy móc lại quay trở về tay những người có vai vế trong doanh nghiệp. Đó là chưa kể DNNN nào cũng có tài sản vô hình bao gồm thương hiệu, những mối quan hệ, uy tín thương trường và cả những thỏa thuận đã ký kết. Thế nhưng những thứ có giá trị cao đó thường không được liệt kê một cách đầy đủ vào bảng tổng kết tài sản và nếu có thì cũng bị định giá một cách rất thiếu chính xác, theo hướng thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật.
Thế là, thêm một lần nữa, tài sản của nhà nước lại tiếp tục rơi vào tay của một ai đó. Đất đai của DNNN cũng là thứ tài sản rất dễ bị định giá thấp hơn giá trị thật theo kiểu áp giá theo bảng giá đất của các địa phương công bố. Và loại giá này luôn thấp hơn khá nhiều so với giá thị trường hoặc chỉ tính tiền thuê đất đã nộp ngân sách. Lại thêm một lỗ hổng nữa để người ta dễ dàng chiếm đoạt tài sản Nhà nước. Tới đây sẽ có hàng loạt DNNN có tên tuổi với lượng tài sản vô hình và hữu hình khổng lồ sẽ CPH như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam...
Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cũng thuộc diện phải CPH. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả thì số lượng tài sản nhà nước bị thất thoát sau CPH sẽ rất cao. Và biện pháp hữu hiệu, có tính khả thi nhất để ngăn chặn tình trạng này là phải công khai, minh bạch trong việc kê khai và định giá tài sản. Cùng với sự vào cuộc tích cực và kiên quyết của kiểm toán Nhà nước, sự giám sát chặt chẽ của  các cơ quan nội chính, tư pháp, thanh tra. Phải làm như vậy mới có thể giảm thiểu được nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước khi tiến hành CPH.
Duy Hương

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.