Làm giàu từ đồng hoang

(Baonghean) - Từ một vùng hoang hoá, chua phèn không thể sản xuất, những người nông dân chăm chỉ ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh đã biến thành một vùng trù phú với những mô hình nuôi cá - lợn - gà - vịt mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trời nắng chang chang, bận chiếc mũ tai bèo và bộ quần áo cộc trên người, anh Dương Xuân Việt ở xóm Hòa Tiến, xã Hưng Lộc, Thành phố Vinh lùa đàn vịt từ đồng về nhà. Hơn 40 tuổi, anh Việt vốn nổi tiếng là người ngang như cua, từng có thời gian “chọc trời khuấy nước”. Bươn chải với đủ nghề khác nhau nhưng kinh tế gia đình vẫn chưa khá lên được, người đàn ông dạn dày sương gió này bàn với vợ ra dựng lán ở vùng đồng hoang dưới xóm để chăn nuôi. Đây là vùng đất thấp trũng, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã bị chua phèn vì nước mặn xâm thực và đặc biệt là nằm ở rốn của kênh Bắc. Trước đây, người dân trong vùng vẫn trồng lúa nhưng cây lúa kém phát triển nên phải bỏ hoang. “Đó là thời điểm năm 2008, khi xã Hưng Lộc có thông báo về quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản và khuyến khích người dân cải tạo vùng đồng hoang. Tôi mạnh dạn đăng ký tham gia và được cho thuê 8.000 m2 đất để làm trang trại”, anh Việt nhớ lại. 
Anh Dương Xuân Việt (trái) đang kiểm tra trọng lượng cá trong ao
Anh Dương Xuân Việt (trái) đang kiểm tra trọng lượng cá trong ao
Sau khi nhận đất, anh Việt bàn với vợ nghỉ chạy chợ, cùng nhau tìm cách cải tạo thành ao đầm để nuôi cá. Thế nhưng, nhìn một bãi đất mênh mông lau sậy, nước đen ngòm với những lớp bùn nhão nhoét, không điện, không nước sạch, ngay cả những người lạc quan nhất cũng không biết sẽ phải làm gì để cải tạo được nó. Những ngày đầu, hai vợ chồng dồn hết mọi vốn liếng trong nhà, thuê người đào ao, đốt lau sậy và kéo đường dây điện từ nhà dân ở xã Hưng Hòa lên cánh đồng. Khi hết tiền, chị vợ phải tiếp tục về chạy chợ để “lấy ngắn nuôi dài”, một mình anh Việt cần mẫn đào từng xô đất để làm ao, dựng lán tre để nuôi những lứa vịt đầu tiên. Vừa cải tạo ao, vừa nuôi vịt, vừa học hỏi kỹ thuật nuôi cá, đến năm 2010, anh Việt mới có được hệ thống ao chuồng khá cơ bản gồm một ao nuôi cá, một dãy chuồng lợn và 2 lán nuôi vịt cùng số nợ ngân hàng lên đến gần 100 triệu đồng. Vụ nuôi năm 2011, tưởng rằng gia đình sẽ thắng lớn và có tiền trả ngân hàng khi cả vịt, lợn, cá đều phát triển rất nhanh thì gặp phải lũ lớn, nước ngập bờ ao, cá trôi theo nước, vịt, lợn phải bán tháo với giá rẻ. Trắng tay nhưng anh Việt không nản chí mà quyết tâm đắp thêm bờ ao, gây dựng lại từ đầu. Đến năm 2012, nghe tin có dịch tai xanh trên đàn lợn ở các xã ven thành phố, anh Việt lo ngay ngáy cho đàn lợn sắp xuất chuồng của mình và phải học cách phòng bệnh, vệ sinh, cách ly khu chuồng trại để hạn chế sự lây lan. Cuối năm đó, đàn lợn hàng chục con của anh vượt qua đợt dịch, đàn gà, vịt cũng bán được giá cao vì trúng dịp Tết. Đây là những khoản tiền lớn đầu tiên của gia đình thu được sau những ngày ăn gió, nằm sương ở vùng đồng hoang và là động lực lớn để anh Việt tin vào sự thành công của mình. Năm 2013 vừa qua, anh lãi ròng gần 100 triệu đồng từ tiền bán cá, lợn thịt và vịt. Hiện nay, đàn vịt gần 700 con của anh đang bước vào thời kỳ thu hoạch trứng, gần 40 con lợn thịt sắp xuất chuồng và hơn 10 tấn cá đã được tiểu thương bao tiêu toàn bộ. “Nếu năm nay trời thương và không có gì biến cố bất thường, chắc chắn trang trại của tôi sẽ đạt mức thu hơn 150 triệu đồng và tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo”, anh Việt tâm sự.
Ở cách trang trại của anh Dương Xuân Việt không xa, anh Đinh Quang Hùng, xóm Mỹ Trung, xã Hưng Lộc được mọi người trong vùng suy tôn là “vua cá giống”. Vốn xuất thân từ công nhân của Công ty cá Nghệ An, nắm rất vững kỹ thuật ươm và chăm sóc cá giống, năm 2008, vợ chồng anh Hùng dắt díu vợ con xuống vùng đồng hoang của xã Hưng Lộc. Được nhận gần 10.000 m2, anh Hùng cải tạo thành 13 ao nhỏ, trong đó có 7 ao được kè bờ bằng bê tông dùng để ươm cá giống, các ao còn lại được dùng để nuôi cá thịt. Trên bờ ao là dãy chuồng trại chăn nuôi lợn được quy hoạch một cách hợp lý, thuận tiện. Ngoài ra, anh còn xây thêm hệ thống bể nổi bằng bê tông và thực hiện kỹ thuật ươm các loại cá giống như trôi, chép, trắm, mè. Để tăng thêm giá trị thu nhập, anh mạnh dạn tìm hiểu các kỹ thuật ươm cá trê phi, rô phi và trắm đen. Từ nhiều năm nay, trang trại của anh đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân khu vực Bắc miền Trung, đặc biệt là các loại cá như trê phi, trắm đen, cá leo. Hàng năm, trang trại của anh xuất gần 10 triệu con cá giống đi các địa phương trong và ngoài tỉnh. Cùng với 4 - 5 tấn cá thịt và hàng chục con lợn thương phẩm, mỗi năm, trang trại của anh lãi ròng từ 150 - 200 triệu đồng. 
Không chỉ sản xuất giỏi, anh Hùng còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá cho người dân và là một trong những nơi để thí điểm các mô hình chăn nuôi thủy sản. Cuối năm 2013, trang trại của anh Hùng được Trạm Khuyến nông Thành phố Vinh chọn để thực hiện mô hình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel. Sau thành công của mô hình, có rất nhiều người dân ở các xã ven Thành phố Vinh tìm đến để học tập kỹ thuật nuôi cá rô phi cũng như các loại cá khác. “Hiện nay, kinh tế trang trại không quá khó khăn, vất vả như trước đây, bởi tất cả giống, thức ăn đều được nhà cung ứng đưa đến tận nơi. Thậm chí nhiều hãng còn cho nợ thức ăn và bao tiêu sản phẩm, thu nợ sau mỗi kỳ thu hoạch. Điều quan trọng là người làm trang trại phải chịu khó, nắm vững kỹ thuật, biết rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại để thành công”, anh Hùng tâm sự và cho biết, ngoài cơ ngơi đàng hoàng như nhà cao tầng, xe ô tô thì điều mà anh Hùng luôn tự hào chính là các con của mình. Những đồng tiền có được sau những ngày lặn lội với ao đầm, gà, lợn đã giúp các con anh vào giảng đường đại học. Cậu con trai đã tốt nghiệp ngành kinh tế nhưng không xin đi làm mà quyết tâm về quê theo đuổi nghề của bố…
Hiện nay, vùng đất hoang mà người dân vẫn gọi là “vùng biền làng” năm xưa đã trở thành một khu vực trù phú với những mô hình trang trại đang bước vào thời kỳ cho thu nhập sau một thời gian dài đầu tư, cải tạo. Không riêng gì anh Dương Xuân Việt, anh Đinh Quang Hùng mà các chủ trang trại khác như Nguyễn Bá Hạnh, anh Lê Duy Hải, Hoàng Văn Canh, Hoàng Văn Dung, Nguyễn Trọng Bình, Phạm Sỹ Phúc,… đều đang có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Bài, ảnh: Nguyên Khoa

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.