Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng

(Baonghean) - Giai đoạn 2010 - 2015, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển 85.761,43 ha rừng và đất lâm nghiệp (34.589,91 ha rừng đặc dụng; 49.929,62 ha rừng phòng hộ) trên địa bàn huyện Quế Phong của Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đạt nhiều kết quả tốt, là động lực để các cán bộ, đảng viên, nhân viên đơn vị tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo...
Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt được UBND tỉnh chuyển đổi từ Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong vào tháng 4/2013; với nhiệm vụ quan trọng: Bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, văn hóa, cảnh quan; cung ứng dịch vụ môi trường rừng... của một vùng rộng lớn Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An trên địa bàn huyện Quế Phong. 
Cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt tuần tra rừng. 	Ảnh: Văn Trường
Cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt tuần tra rừng. Ảnh: Văn Trường
Để hoàn thành nhiệm vụ, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt xác định tập trung cao độ cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Ban đã tập trung xây dựng phương án bảo vệ, khoanh nuôi rừng; quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng; chăm lo, củng cố con người và cơ sở vật chất cho các trạm quản lý bảo vệ rừng; vận động nhân dân các thôn bản vùng đệm tích cực tham gia bảo vệ tài nguyên rừng; đồng thời thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra truy quét bảo vệ rừng tại gốc để đẩy đuổi các đối tượng khai thác lâm sản trái phép.
Riêng hai  năm 2013 - 2014, Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt đã tổ chức 264 đợt tuần tra truy quét, trong đó có 8 đợt tuần tra xuyên rừng dài ngày; đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị vũ trang trên địa bàn tuần tra 36 cuộc; bên cạnh đó, các đơn vị đội, trạm cũng tự tổ chức tuần tra trên 220 đợt truy quét. Qua các đợt tuần tra, truy quét, các lực lượng quản lý bảo vệ rừng đã xử lý 39 vụ vi phạm lâm luật. Trong đó có 22 vụ mua bán vận chuyển lâm sản trái phép, 17 vụ cất giữ lâm sản trái phép. Khối lượng lâm sản đã tịch thu có 317,827m3 gỗ các loại và 1,5 tấn dây máu chó. Qua tiến bán đấu giá lâm sản tịch thu, tổng số tiền thu được nộp ngân sách nhà nước là 1.966.624.000 đồng.
Hàng năm, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đều xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); các tiểu ban, các trạm có trách nhiệm xây dựng phương án cụ thể, tổ chức lực lượng thường trực, ký cam kết PCCCR đối với hơn 3.000 hộ dân trong vùng đệm thuộc 9 xã, 32 thôn bản. Trong công tác giao khoán bảo vệ rừng, ban đã tổ chức giao khoán cho nhân dân với diện tích 106.834,43 ha cho 3.559 đối tượng là hộ gia đình, tổ chức nhận khoán; thông qua giao khoán, đã trợ cấp 201.972 kg gạo cho 4.677 nhân khẩu. Thực hiện Quyết định số 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đã tiến hành lập hồ sơ hỗ trợ 14 thôn bản nằm trong vùng đệm, vùng lõi của rừng đặc dụng với tổng số vốn hỗ trợ là 560 triệu đồng cho các hạng mục hỗ trợ xây dựng cổng bản văn hóa (4 bản); hỗ trợ cây giống (2 bản); hỗ trợ xây dựng bể và hệ thống nước sạch (1 bản); hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn (1 bản); hỗ trợ xây dựng giàn mát, sân nhà văn hóa cộng đồng (4 bản); hỗ trợ xây dựng bờ rào nhà văn hóa cộng đồng (2 bản). 
Cán bộ Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt lên đường tuần tra vùng lòng hồ nhà máy thủy điện Hủa Na.
Cán bộ Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt lên đường tuần tra vùng lòng hồ nhà máy thủy điện Hủa Na.
Xác định thúc đẩy được công tác trồng rừng sẽ thay đổi được tư duy, suy nghĩ của nhân dân địa phương từ chỉ biết khai thác rừng tự nhiên một cách bừa bãi sang trồng rừng, khai thác lâm sản phụ một các bền vững, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, tăng độ che phủ rừng trên địa bàn, giảm áp lực lên rừng tự nhiên; Ban đã tổ chức xây dựng vườn ươm sản xuất các loại cây giống phù hợp khí hậu thổ nhưỡng của địa phương, đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các dự án và của người dân. Vườn ươm đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, năm 2014, đã tiến hành gieo 24 vạn cây giống các loại đạt tiêu chuẩn. Trong năm 2013 - 2014, Ban đã trồng được 50 ha tại các xã Tiền Phong, Thông Thụ và Nậm Giải; bên cạnh đó, đã trồng 340.000 cây phân tán trên địa bàn 10 xã. 
Với những biện pháp phù hợp, cụ thể, quyết liệt, quản lý chặt chẽ rừng tại gốc, có thể khẳng định, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trong vùng quản lý được kiểm soát chặt chẽ; rừng giao khoán ổn định lâu dài đến từng hộ và nhóm hộ, đã từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, của chính quyền địa phương trong công tác tham gia bảo vệ rừng.
Từ những kết quả đạt được của nhiệm kỳ 2010 - 2015, Chi bộ Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã rút ra những bài bọc kinh nghiệm, đó là: Bên cạnh tranh thủ sự ủng hộ, lãnh đạo chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Quế Phong và các sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng sự phối hợp của các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn, phải thường xuyên chăm lo công tác tư tưởng, nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, phát triển rừng; làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, lập các dự án đầu tư và triển khai kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn cụ thể.
Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, quan tâm công tác đào tạo cán bộ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và khắc phục các yếu kém kịp thời; tăng cường đoàn kết thống nhất, xây dựng tốt các quy chế phối kết hợp các tổ chức trong hệ thống chính trị, phát huy tốt quy chế dân chủ cơ sở đồng lòng phấn đấu theo mục tiêu chung; làm tốt công tác xây dựng Đảng, giữ vững chế độ sinh hoạt, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, phát huy quyền làm chủ và tính sáng tạo trong tập thể cán bộ, công nhân viên chức lao động; tăng cường công tác giáo dục, vận động tuyên truyền trong tập thể và xây dựng phong trào thi đua lao động sản xuất, chăm lo vật chất tinh thần cho người lao động...
Tăng gia rau sạch ở Trạm bảo vệ rừng Thông Thụ (Quế Phong).	Ảnh: nhật lân
Tăng gia rau sạch ở Trạm bảo vệ rừng Thông Thụ (Quế Phong). Ảnh: Nhật Lân
Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ trước. Trong đó, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa việc quản lý bảo vệ và phát triển 85.761,43 ha rừng và đất lâm nghiệp; tiếp tục giao khoán bảo vệ rừng đến tận hộ theo nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước, thí điểm một số cách giao khoán và cơ chế hưởng lợi từ rừng mới; lập dự án đầu tư tổng thể về đầu tư xây dựng cơ bản và nghiên cứu đa dạng sinh học; tăng cường tìm hiểu, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ; phấn đấu mỗi năm thực hiện ít nhất 1 - 2 đề tài nghiên cứu khoa học; quan tâm công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó: Xây mới trụ sở làm việc chính, xây mới và nâng cấp 100% các trạm QLBVR, mua sắm bổ sung các trang thiết bị làm việc, thiết bị phục vụ tuần tra bảo vệ rừng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn các chủ trương, chính sách về lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong đơn vị; tạo giống cây lâm nghiệp các loại: 1 - 1,2 triệu cây/năm, cả nhiệm kỳ từ 5 - 6 triệu cây giống; tiếp tục thực hiện các dự án phát triển rừng, trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán trong đó trồng rừng mới tập trung từ 300 - 400 ha/năm, cả nhiệm kỳ từ 1.500 - 2.000 ha; quan tâm phát triển kinh tế vùng đệm, kêu gọi các dự án đầu tư để phát triển sinh kế vùng đệm cho người dân nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững để giảm áp lực vào rừng.
Trong nhiệm kỳ cố gắng trồng thí điểm 3 - 5 mô hình trồng rừng kinh tế và các loài cây công nghiệp khác; giao nộp đầy đủ nghĩa vụ ngân sách,tạo đủ việc làm và đóng góp đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH, BHYT... cho người lao động; xây dựng vườn thực vật ngoại vi; tổ chức khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác bền vững lâm sản phụ theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt; phấn đấu tổng doanh thu hàng năm tăng từ 10 - 15%; 100% cán bộ, CNV và các phòng ban, đơn vị thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công sở, gia đình cán bộ công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và được công nhận gia đình văn hoá; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ cho cả nhiệm kỳ, 100% trưởng, phó phòng, trạm phó, trạm trưởng có trình độ đại học và độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; đến cuối nhiệm kỳ cán bộ, công chức, viên chức có 10 - 15% có trình độ thạc sỹ, 90 - 95% có trình độ đại học. 
Đồng thời, cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tham dự các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo khoa học; thành lập Đảng bộ và các chi bộ trực thuộc để đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới; 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có đảng viên vi phạm tư cách; phấn đấu trong nhiệm kỳ đạt chi bộ (Đảng bộ) trong sạch vững mạnh. Kết nạp đảng viên mới hàng năm từ 3 - 4 đồng chí, cả nhiệm kỳ kết nạp 15 - 20 đồng chí; các tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh xuất sắc...
Để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, từ những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt sẽ phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất, mỗi cán bộ, đảng viên quyết tâm là những hạt nhân tiên phong để nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thách thức...
Nguyễn Danh Hùng 
Bí thư chi bộ, Giám đốc BQL Khu BTTN Pù Hoạt

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.