Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông 2016

(Baonghean) - Vụ Đông năm nay, Nghệ An phấn đấu gieo trồng trên 40.000 ha cây trồng các loại, trên 3.000 ha cá vụ 3. Thời điểm này, tại một số địa phương đã triển khai sản xuất vụ Đông. Nhiều chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất cũng được các địa phương áp dụng.

Vụ đông 2015, nhìn chung thời tiết cơ bản thuận lợi nên diện tích, năng suất một số loại cây trồng tăng. Đặc biệt, sản xuất ngô ngoài việc góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cây có hạt hàng năm, còn có sự dịch chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cho giá trị kinh tế cao (làm thức ăn chăn nuôi, lấy bắp tươi)... Nhiều mô hình cây trồng, cá vụ 3 được đưa vào sản xuất trên diện tích lớn, cho thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/ha. 

Gieo trồng vụ đông ở huyện Diễn Châu. 	Ảnh: Mai Giang
Gieo trồng vụ đông ở huyện Diễn Châu. Ảnh: Mai Giang

Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những hạn chế ở vụ đông năm trước, vụ đông năm nay, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh định hướng tập trung: Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đưa cây trồng chuyển gen vào sản xuất trên các vùng có áp lực cỏ dại, sâu đục thân; mở rộng diện tích ngô trên đất hai lúa, phát triển diện tích ngô có sinh khối lớn để phục vụ cho các công ty chăn nuôi bò sữa, bò thịt. 

Năm nay, dự báo thời tiết diễn biến thất thường, hạn hán đến sớm, bởi vậy, toàn tỉnh có khoảng 1.000 ha đất lúa không gieo cấy được, nay chuyển sang trồng ngô, lạc vụ đông. Đơn cử như huyện Nam Đàn, trên một số diện tích hè thu không sản xuất được do hạn hán, nhờ một số trận mưa vừa qua, bà con nông dân đã triển khai sản xuất ngô. Một số xã bán sơn địa như: Nam Thượng, Nam Tân, Nam Lộc, Nam Hưng, Nam Thanh... đã hoàn thành gieo, trỉa ngô trên diện tích 150 ha bị hạn.

Với phương châm tránh mưa lụt (ở những diện tích đất màu), thu hoạch lúa đến đâu sản xuất đến đó, toàn huyện sẽ bước vào sản xuất chính vụ vào đầu tháng 9. Ông Hồ Đình Thắng - Phó phòng Nông nghiệp huyện Nam Đàn cho biết: Vụ đông năm nay, huyện phấn đấu khép kín diện tích khoảng 5.700 ha gieo trồng, trong đó cây ngô chiếm 3.000 ha, còn lại là lạc và cây màu các loại.

Huyện tập trung đầu tư thâm canh ngô ở những vùng thuận lợi, liên kết với các trang trại nuôi bò sữa để trồng ngô cung ứng thức ăn cho bò; đồng thời, phát triển các loại rau ngắn ngày có giá trị kinh tế cao (rau trong nhà lưới ở Xuân Hòa, rau mầm ở Nam Cát..); mở rộng diện tích bí đỏ, bí xanh ở vùng bãi thấp, tăng diện tích lạc thu đông; mở rộng diện tích nuôi cá vụ 3. 

Ở huyện Nghi Lộc có khoảng 2.000 ha diện tích khô hạn không sản xuất vụ hè thu được bà con chuyển đổi sang trồng ngô, hành tăm vụ đông. Trao đổi về kế hoạch sản xuất vụ đông năm nay, ông Đồng Thanh Bình - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Tranh thủ thời tiết thuận lợi, trên một số chân đất bị hạn nặng, bà con đã triển khai mô hình nhân giống lạc L14 nguyên chủng tại các xã: Nghi Trung, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Văn.

Diện tích được chuyển đổi sang trồng hành tăm tập trung tại một số xã: Nghi Thuận, Nghi Văn, Nghi Kiều. Đến nay, diện tích hành tăm đã sản xuất đạt khoảng 30% trong tổng số 200 ha được quy hoạch sản xuất vụ đông”.

Vụ đông năm nay, Nghi Lộc phấn đấu gieo trồng trên 4.600 ha, trong đó chủ yếu diện tích ngô (3.300 ha). Đặc thù trên địa bàn huyện Nghi Lộc có một số trang trại nuôi bò, nên huyện quy hoạch diện tích trồng ngô giống hạt đỏ (sinh khối lớn) gần 700 ha, cung cấp cây ngô cho các trang trại này. Năm nay, diện tích ngô giống hạt đỏ tăng gần gấp đôi diện tích ngô vụ đông năm trước của huyện. 

Trong cơ cấu cây trồng vụ đông, năm nay, huyện Diễn Châu quy hoạch 2.000 ha rau màu.
Trong cơ cấu cây trồng vụ đông, năm nay, huyện Diễn Châu quy hoạch 2.000 ha rau màu.

Xác định vụ đông 2016 thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trong khi hệ thống thủy lợi ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu tiêu úng. Mặt khác, đầu ra cho sản phẩm vụ đông thiếu ổn định. Nguy cơ các loại sâu bệnh sẽ gây hại nặng đối với cây trồng, đặc biệt là cây ngô.

Bởi vậy, ngành Nông nghiệp tỉnh đề ra những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sản xuất, trong đó chú trọng vào cơ cấu giống và lịch thời vụ, đầu tư phân bón cân đối, hợp lý; thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Thực hiện tốt việc tưới nước và thoát nước tiêu úng. 

Vụ đông 2016, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 40.300 ha cây trồng các loại gồm: 27.000 ha ngô, 1.300 ha lạc, rau đậu các loại 12.000 ha; 3.200 ha cá vụ 3 và 5.500 ha cây trồng khác như khoai lang, cây công nghiệp. Trong tổng kế hoạch 27.000 ha ngô đông, có 6.000 ha ngô trên đất 2 lúa và trên 5.000 ha ngô nguyên liệu cho gia súc. Phấn đấu hoàn thành gieo trồng trước ngày 30/10/ 2016. 

Theo ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, các địa phương cần triển khai sản xuất vụ đông một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù: Trên cơ sở khung thời vụ và các giống nêu trong đề án, tùy vào tình hình thực tế và diễn biến thời tiết, các địa phương xem xét, tính toán để có kế hoạch gieo trồng phù hợp.

Có như vậy mới giảm thiểu được thiệt hại do mưa lũ, vừa đảm bảo năng suất cao và không ảnh hưởng đến gieo trồng vụ xuân. Đặc biệt, đối với cây trồng vụ đông, các địa phương và bà con phải chú ý khâu thoát nước để chống úng cục bộ, trong đó cần quan tâm nhất là lạc, rau màu và một số vùng ngô trên đất hai lúa. Đối với nuôi cá ruộng lúa vụ 3, cần theo dõi tình hình mưa lũ và mực nước trong ruộng để điều chỉnh thích hợp”. 

Nông dân Diễn Trung (Nghi Lộc) sản xuất vụ đông sớm, trên diện tích đất hạn không sản xuất hè - thu được. Ảnh: Thu Hiền
Nông dân Diễn Trung (Nghi Lộc) sản xuất vụ đông sớm, trên diện tích đất hạn không sản xuất hè - thu được. Ảnh: Thu Hiền
Năm nay, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh, một số địa phương đã bố trí ngân sách hỗ trợ thêm cho nông dân trong phát triển sản xuất vụ đông, như: Có kế hoạch hỗ trợ giá giống cho nông dân; hỗ trợ 50% giá giống ngô và thêm 30% giá giống ngô gieo trồng trên đất bị hạn không gieo cấy lúa hè thu; đồng thời, có cơ chế thưởng các xã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huyện giao; hỗ trợ xây dựng mô hình rau VietGAP và mô hình trồng nấm...

Nguyệt Minh

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...