Hướng đi nào cho tiêu thụ sản phẩm vụ đông?

(Baonghean) - Bên cạnh điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi, khâu tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh là một yếu tố khiến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông ở Nghệ An gặp khó khăn.

Cách đây 3 năm, vào vụ đông năm 2013, gia đình bà Phan Thị Thanh, xóm 4 xã Hưng Khánh (Hưng Nguyên) trồng 3 sào cà rốt để bán cho Công ty Á Châu theo hợp đồng đã được ký kết với xã. Thế nhưng sau mấy tháng chăm sóc, đến lúc thu hoạch bà chỉ bán được cho công ty gần 1,5 tạ sản phẩm, hơn 12 tạ cà rốt còn lại bà đem ra chợ bán lẻ hoặc nhập cho tư thương đưa xuống chợ Vinh. 

Đó là tình trạng chung của các hộ dân ở Hưng Khánh khi tham gia vào mô hình trồng cà rốt trong vụ đông năm đó. Ông Võ Quang Vận - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Hưng Khánh có trên 30 ha đất bãi bồi ven sông rất thích hợp để trồng rau. Năm 2013, Công ty Á Châu vào ký hợp đồng trồng 5 ha cà rốt. Người dân hào hứng chuyển đổi nhưng đến khi thu hoạch thì doanh nghiệp chỉ mua được một ít sản phẩm với những đòi hỏi khắt khe không giống như cam kết ban đầu.

Vào vụ thu hoạch rộ, có những năm rau dồn ứ, ế thừa, phải đem cho trâu, bò ăn hoặc đành để hư vì không bán được. Mấy năm nay, bà con rút kinh nghiệm, tiến hành trồng rải, xen đợt và “cuốn chiếu” chứ không tập trung trồng cùng một thời điểm nữa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất mong muốn có đầu mối tiêu thụ ổn định, ký hợp đồng uy tín để tổ chức trồng thâm canh, tập trung, vừa tránh được tình trạng được mùa mất giá như hiện nay.

Sản xuất rau vụ đông trong nhà lưới ở huyện Hưng Nguyên.
Sản xuất rau vụ đông trong nhà lưới ở huyện Hưng Nguyên.

Toàn huyện Hưng Nguyên có gần 500 ha rau vụ đông, sản lượng hàng năm lên đến hàng trăm tấn, chủ yếu người dân tự tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn hoặc tư thương thu gom đưa đi các chợ đầu mối ở Vinh.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, ông Hoàng Đức Ân cho hay: Ngoài việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân trồng rau rải vụ, theo hình thức “cuốn chiếu” để giảm bớt tình trạng dồn ứ vào mùa rộ, từ vụ đông năm nay huyện hỗ trợ một số xã sản xuất vùng rau tập trung, thâm canh theo quy trình sản xuất rau an toàn (2 ha/xã trở lên), để từ đó có nguồn rau sạch cung cấp cho các trường học trên địa bàn, thị trường TP. Vinh, đặc biệt “đón đầu” VSIP và các khu công nghiệp khác trên địa bàn, tạo nguồn tiêu thụ ổn định.

“Đến nay hầu như chưa có doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, tiêu thụ, tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thời gian tới, chúng tôi sẽ có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để các HTX xây dựng một số quầy hàng thực phẩm sạch, vươn lên đứng ra làm cầu nối giữa nông dân với thị trường tiêu thụ” - ông Hoàng Đức Ân chia sẻ.

Là “vựa rau” lớn nhất của tỉnh, hàng năm, Quỳnh Lưu có tới 1.800 ha rau màu vụ đông các loại, sản lượng bình quân lên tới gần 40 nghìn tấn, xấp xỉ 1/2 sản lượng cả năm. Theo ông Nguyễn Xuân Dinh - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, để tìm nguồn tiêu thụ ổn định cho sản phẩm rau vụ đông, khó nhất vẫn là vấn đề phân biệt rõ ràng rau an toàn, rau sạch và rau chưa đạt tiêu chuẩn an toàn VSTP, khi mà vấn đề chứng nhận, bảo vệ thương hiệu gần như chưa làm được. Do điều kiện thời tiết và các yếu tố khác mà rau vụ đông thường được trồng và thu hoạch đồng loạt, rất dễ gây hiện tượng dồn ứ. 

Bà con xã Quỳnh Lương thu hoạch rau màu sau mưa. Ảnh tư liệu
Bà con xã Quỳnh Lương thu hoạch rau màu sau mưa. Ảnh tư liệu

Vụ đông hàng năm, Nghệ An có trên dưới 110 nghìn tấn ngô và 145 - 150 tấn rau, đậu các loại. Trong đó, sản phẩm ngô chưa gặp vấn đề về tiêu thụ, nhất là mấy năm gần đây có các nhà máy, trang trại chăn nuôi lớn vào ký kết mua ngô cây làm thức ăn gia súc.

Tuy nhiên, ngô Nghệ An hiện vẫn đang phụ thuộc vào tư thương, bấp bênh theo thị trường chứ chưa vào được các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn, tạo nguồn tiêu thụ ổn định và tập trung. Với cây rau, hiện tại ngoài các loại bầu, bí khi thu hoạch có thể linh động bán quả già, quả non, để được lâu nên tiêu thụ còn dễ, ít dồn ứ. Còn các loại rau màu khác, vào những thời điểm thu hoạch tập trung rất hay xảy ra hiện tượng được mùa mất giá, hư hỏng sản phẩm.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT - ông Nguyễn Văn Lập, trước hết phải bố trí những loại cây trồng có sản phẩm dễ tiêu thụ, rải vụ để tránh ùn ứ sản phẩm vào một thời điểm nhất định. Đồng thời, có các cơ chế chính sách phù hợp để kêu gọi doanh nghiệp vào ký hợp đồng, liên kết sản xuất và thu mua sản phẩm cho dân, nếu có thể, tìm ký với các doanh nghiệp chuyên chế biến thực phẩm từ sản phẩm vụ đông như bí, dưa, rau màu... 

Phú Hương  

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.