Nghệ An: Bất cập trong phát triển cụm công nghiệp

(Baonghean) - Hiện toàn tỉnh có 33 Cụm công nghiệp (CCN) đã thực hiện các bước đầu tư xây dựng, mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 50 CCN. Tuy nhiên, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các CCN đang gặp nhiều khó khăn, hầu hết chậm tiến độ do thiếu cơ chế và giải pháp đủ mạnh.

Hầu hết chậm tiến độ

Địa bàn thành phố Vinh hiện có 5 cụm công nghiệp: Nghi Phú, Hưng Lộc, Đông Vĩnh, Hưng Đông và Nghi Kim với tổng diện tích gần 89 ha. Dự kiến, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng, 5 CCN này sẽ thu hút khoảng trên 150 doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất kinh doanh. Hiện 3 cụm công nghiệp: Nghi Phú, Hưng Lộc và Đông Vĩnh do UBND thành phố làm chủ đầu tư đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đã được lấp đầy 100% mặt bằng. Các CCN này thu hút 38 DN đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng mức đầu tư ban đầu trên 388 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt trên 390 tỷ đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho gần 1.500 lao động.

Còn các CCN Hưng Đông và CCN Nghi Kim hiện đang được đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác. Hiện nay, thành phố đang cùng nhà đầu tư điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng.

Tại Đô Lương đã có 2 CCN đi vào hoạt động. Đó là cụm công nghiệp thị trấn rộng 7,78 ha đã lấp đầy với 13 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh; cụm công nghiệp Lạc Sơn với tổng diện tích 20 ha, hiện đã có 2 doanh nghiệp sản xuất.

Tuy nhiên, số CCN hoạt động hiệu quả không nhiều, nhiều cụm bỏ hoang. Điển hình như tại Quỳ Châu, năm 2013, trên địa bàn huyện xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp thị trấn Tân Lạc rộng 9 ha, tuy nhiên, vì hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ, nên lâu nay cụm tiểu thủ công nghiệp này đang bỏ hoang. Hiện nay, ngoài 4 ha đang vướng mắc giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp, còn lại 5 ha đất huyện đã xây dựng đường giao thông, hệ thống kênh thoát nước... nhưng dở dang, hạng mục cải tạo mặt bằng chưa làm được. Công tác huy động vốn cho công trình gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh phí phục vụ cho công tác bồi thường GPMB.

Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Nguyên Nghĩa (Cụm công nghiệp Thị trấn Đô Lương)
Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Nguyên Nghĩa (Cụm công nghiệp Thị trấn Đô Lương)

Ngay như Đô Lương, ngoài 2 cụm đã hoạt động thì huyện có thêm cụm công nghiệp Thượng Sơn diện tích 8,4 ha để di dời một số hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang nằm trong khu dân cư. Cụm công nghiệp này được UBND tỉnh phê duyệt năm 2015, nhưng đến nay, hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng mà theo lãnh đạo UBND huyện thì nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là thiếu vốn.

Quỳnh Lưu có 3 CCN được quy hoạch là CCN Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Hoa, Quỳnh Châu. Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế rất khó thực hiện bởi kinh phí để đền bù GPMB, đầu tư hạ tầng rất khó khăn.

Theo Quyết định 45/2015/QĐ-UBND tỉnh ngày 26/8/2015 về quy định chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN trên địa bàn, hỗ trợ xây dựng các hạng mục trong hạ tầng CCN gồm đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước nội bộ mức hỗ trợ tối đa không quá 6 tỷ đồng đối với vùng miền núi, và 5 tỷ đồng vùng đồng bằng. Nhiều ý kiến cho rằng, mức hỗ trợ này quá thấp bởi suất đầu tư hạ tầng CCN nằm vào khoảng 100 - 120 tỷ đồng/CCN.

Ông Nguyễn Sơn Hà - Trưởng phòng Hạ tầng huyện Quỳnh Lưu cho hay, trước khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện, hầu hết nguồn lực tập trung chủ yếu cho xây dựng hạ tầng khu vực Hoàng Mai để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, TTCN nên sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của huyện Quỳnh Lưu gặp nhiều khó khăn. Nguồn ngân sách dành cho đầu tư phát triển hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu nên sức hấp dẫn các nhà đầu tư chưa cao.

Khó kinh phí, giải pháp

Nghệ An có 33 CCN đã thực hiện các bước đầu tư xây dựng (lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết CCN; lập, phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN; thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN và tổ chức thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh). Trong đó có 9 CCN đã lấp đầy, 5 CCN đang thực hiện đầu tư và có doanh nghiệp đi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, 8 CCN đang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng, 11 CCN đã lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết. 

Các cụm công nghiệp trên đã thu hút trên 180 dự án đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư các doanh nghiệp cụm công nghiệp đạt 2.038 tỷ đồng (bình quân 11,38 tỷ đồng/doanh nghiệp). Số lao động làm việc trong các cụm công nghiệp khoảng 11.745 người. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp cụm công nghiệp đạt xấp xỉ 2.358 tỷ đồng/năm.

Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, một số CCN không phù hợp về vị trí đã được loại khỏi quy hoạch, một số địa điểm đất đai thích hợp với sản xuất công nghiệp và có lợi thế về hạ tầng giao thông, điện, nước, khả năng thu hút đầu tư để lấp đầy nhanh được điều chỉnh bổ sung và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1172/2014/QĐ-UBND ngày 28/3/2014. Ông Nguyễn Văn Thế - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương cho biết: Mục tiêu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 48 CCN, tổng diện tích theo quy hoạch 961,24 ha (bao gồm cả CCN Thượng Sơn gần 10 ha mới được bổ sung). 

Cụm công nghiệp làng nghề TT Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu) chưa được hoàn thiện hạ tầng.
Cụm công nghiệp làng nghề TT Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu) chưa được hoàn thiện hạ tầng.

“Theo quy định, sau khi phê duỵệt quy hoạch sau 24 tháng phải hoàn thiện hạ tầng nhưng hầu hết CCN không đáp ứng được tiến độ. Xã hội hóa đầu tư nhưng chủ đầu tư không huy động được vốn. 11 trong số 33 CCN đã thực hiện các bước đầu tư trên địa bàn tỉnh, hiện đang nằm trên... giấy” - ông Thế cho biết thêm.

Công tác giải phóng mặt bằng CCN nói riêng, KKT, KCN nói chung vẫn còn nhiều vướng mắc, tiến độ đầu tư hạ tầng chậm, đầu tư thiếu đồng bộ, triển khai xây dựng các dự án tái định cư chậm. Một số nhà thầu chỉ thực hiện mang tính đối phó, dẫn đến hạ tầng CCN chưa đáp ứng được yêu cầu của thu hút đầu tư. Tiến độ triển khai một số dự án đầu tư thực hiện chậm, kéo dài hoặc không phù hợp. Trong khi đó, ngân sách của tỉnh hạn hẹp, ngân sách Trung ương thiếu hụt, Chính phủ thực hiện thắt chặt và cắt giảm đầu tư công dẫn đến việc cân đối nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng trọng điểm phục vụ phát triển công nghiệp còn khó khăn, nhất là nguồn ngân sách hỗ trợ cho đầu tư xây dựng hạ tầng KKT, các KCN, CCN còn ít. 

Nên chăng, đầu tư dứt điểm CCN nào xong rồi dành nguồn lực cho CCN khác, không đầu tư dàn trải, nhỏ giọt, bên cạnh đó không nhất thiết chạy theo số lượng về các CCN.

Thu Huyền
 

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.