Xây dựng chuỗi giá trị cho cam Con Cuông

(Baonghean) - Ở huyện Con Cuông, những năm gần đây người dân các xã Yên Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Bồng Khê, Chi Khê tận dụng rất tốt thế mạnh để phát triển kinh tế, nhất là việc đầu tư phát triển diện tích trồng cam. Thương hiệu cam Con Cuông nhờ vậy không ngừng khẳng định vị thế trên thị trường nông sản.

Những ngày này nếu ai có dịp lên huyện Con Cuông sẽ thấy, từ Quốc lộ 7A rẽ vào xã Yên Khê, hai bên đường người dân bày bán rất nhiều cam. Khách dừng chân sẽ được mời dùng thử cam mà không phải trả tiền nếu không ưng ý mua. Người bán cũng rất thoải mái khi khách muốn vào thăm vườn cam của họ. Ở đó khách hàng có thể lựa chọn những trái cam ngon nhất, ưng ý nhất.

Nhiều người hẳn sẽ bất ngờ khi biết rằng, làm nên những trái cam có vị ngọt đậm ấy là những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen với việc nương rẫy. Trong số đó có rất nhiều hộ dân thuộc đồng bào dân tộc Thái. 

Ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông (áo trắng) thăm vườn cam ở xã Chi Khê.
Ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông (áo trắng) thăm vườn cam ở xã Chi Khê.

Từ khi huyện Con Cuông có chủ trương đổi mới mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, ông Lô Văn Tý và nhiều hộ dân khác ở bản Tân Hương xã Yên Khê bắt tay vào thực hiện mô hình trồng cam. Với một vùng đất đồi thoải rộng lớn, thổ nhưỡng rất thích hợp lại nằm ở tiểu vùng khí hậu ôn hòa, cây cam nhanh chóng khẳng định vị trí “độc tôn” của mình trên đất Yên Khê.

Riêng gia đình ông Lô Văn Tý trồng hơn 1 ha, vụ thu hoạch năm 2015 đã mang về cho gia đình ông gần 500 triệu đồng. Trên đà thắng lợi, đầu năm nay ông Tý thuê xe, máy đào ao nhằm chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng. Không nói con số cụ thể, nhưng ông Tý cho hay vụ cam năm nay hứa hẹn mang lại một năm thắng lợi cho gia đình.

Được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực, đến nay toàn huyện Con Cuông có 255 ha cam trồng tập trung nhiều ở các xã Yên Khê, Chi Khê, Bồng Khê. Riêng xã Yên Khê chiếm tỷ lệ diện tích nhiều nhất với 192 ha. Thực tế cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo huyện Con Cuông chủ trương đẩy mạnh phát triển quy mô và diện tích trồng cam. Vùng Yên Khê trước đây đã nổi danh với sản phẩm cam quả của Nông trường Bãi Phủ. Cam Con Cuông đã được chứng minh bằng chất lượng trong thực tiễn. Sau một thời gian gián đoạn do những biến động khách quan, hiện nay cam Con Cuông đã “trở lại” và được sản xuất với quy trình kỹ thuật chuyên biệt hơn, tốt hơn.

Bà Phan Thị Tâm - hộ dân trồng cam ở bản Pha, xã Yên Khê cho biết: “Với hơn 1 ha gia đình trồng chủ yếu 2 giống cam là Vân Du và Valencia. Cam ngon nên không lo đầu ra, có bao nhiêu thương lái vào vườn hái mua hết bấy nhiêu. Giá bán tại vườn là hơn 30.000 đồng/kg”.

a
Cam Con Cuông đang vào mùa.

Với sự hỗ trợ về kỹ thuật của địa phương, các hộ trồng cam ở Con Cuông đã chủ động ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác loại nông sản này. Đó là việc áp dụng mô hình trồng trọt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, từ hệ thống nước tưới bằng công nghệ nhỏ giọt đến sử dụng các chế phẩm vi sinh, thuốc BVTV đều tuân thủ các quy trình kỹ thuật. Mục tiêu cao nhất là tạo ra sản phẩm ưu việt nhất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, nhiều hộ dân chủ động liên kết với nhau để đầu tư, phát triển diện tích trồng cam.

Theo đó, người nông dân có đất nhưng khó khăn về tài chính sẽ hợp tác với người có vốn để cùng trồng cam. Tổng diện tích cam sau khi trồng sẽ chia đôi, một nửa dành cho chủ có đất, số còn lại thuộc về người đầu tư. Sau khi kết thúc một vòng đời của cây cam với khoảng 15 năm, hoạt động hợp tác sẽ kết thúc.

Ông Nguyễn Khắc Sỹ - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Con Cuông cho biết, bằng sự liên kết này, nhiều hộ nông dân đã tìm thấy cơ hội làm giàu cho mình, điều trước đây có nằm mơ họ cũng chưa dám nghĩ đến. Được biết năng suất bình quân của cam Con Cuông trong vụ thu hoạch năm nay đạt 20 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 3.000 tấn. Với giá bình quân 20.000 đồng/kg, các hộ trồng cam sẽ có tổng doanh thu khoảng 60 tỷ đồng, hiệu quả hiện không có nông sản nào theo kịp.

Cam được các chủ hộ đóng gói chuyển cho khách hàng. 	Ảnh: N.S
Cam được các chủ hộ đóng gói chuyển cho khách hàng. Ảnh: N.S

Từ việc xác định cam là cây trồng chủ lực, UBND huyện Con Cuông đã xây dựng và thực hiện đề án phát triển cây trồng này. Theo đó, mục tiêu được huyện đặt ra là đến năm 2020 diện tích cam đạt 450 ha, quy hoạch chủ yếu tại các xã: Yên Khê, Chi Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Bồng Khê, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn. Cùng với việc mở rộng quy mô diện tích trồng cam, huyện cũng từng bước phục hồi nhãn hiệu cam Con Cuông đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài các chính sách cụ thể dành cho hộ trồng cam, chính quyền địa phương sẽ gián tiếp hỗ trợ thông qua việc tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp.

Liên quan đến nội dung này, ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: Sau khi các đợt vận động, kêu gọi của lãnh đạo địa phương, tổ chức JICA (Nhật Bản) đã có đợt nghiên cứu, khảo sát thực tế tại vùng trồng cam xã Yên Khê. Bước đầu tổ chức này đã đầu tư, hỗ trợ 5 hộ trồng cam của xã thực hiện chuỗi giá trị từ canh tác, trồng trọt đến sản xuất sản phẩm cuối cùng. Bằng việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, dự kiến đến vụ thu hoạch cam năm 2017, tổ chức JICA sẽ cho ra đời sản phẩm nước cam ép, rượu cam. Nếu thành công đây có thể xem là bước đột phá trong quy trình sản xuất nông nghiệp của huyện Con Cuông.

Ông Vi Văn Sơn còn cho biết thêm, huyện đã xúc tiến kêu gọi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia đầu tư, mở rộng diện tích trồng cam. Mới đây nhất, huyện đã làm việc với chủ trang trại cam Thiên Sơn (Yên Thành) để thực hiện dự án trồng 20 ha cam tại xã Môn Sơn. Thành công của dự án sẽ có ý nghĩa khuyến khích hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy giá trị đặc hữu của địa phương.

Nhóm P.V

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.