Cơn sốt săn gà rừng làm mồi nhậu

(Baonghean.vn) - 'Sơn kê' là tên dược liệu của thịt gà rừng. Hiện nay nhậu gà rừng và nuôi gà rừng làm cảnh đang là 'mốt' của nhiều người, nhất là các đại gia lắm tiền, nhiều của.

Những tay “sát thủ”

a
Bẫy giò gà rừng. Bẫy được làm bằng dây phanh xe đạp nối với sợi dây dù làm thòng lọng. Ảnh: Tiến Dũng.

Vượt hơn 10 km đường rừng chúng tôi tìm đến nhà Hà, một tay săn gà có tiếng ở xã Tây Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), nhà Hà tựa lưng vào chân núi, xung quanh bạt ngàn cây nguyên liệu như tràm, keo, bạch đàn. Theo giới thợ săn thì Hà hiện đang sở hữu con gà trống “đỉnh” nhất vùng bởi tiếng gáy của nó rất hay có thể dụ được cả gà trống, gà mái rừng từ xa đến. Hà đưa bàn tay bụm miệng kêu mấy tiếng, bỗng nhiên con gà rừng ngũ sắc trên cành cây trước sân sà xuống đậu vào vai. Hà âu yếm vuốt nhẹ trên lưng con gà bảo:  Con mồi “Thần kê” này giúp tôi kiếm tiền triệu đó. Nó được nhiều người gạ mua với giá 5 triệu đồng nhưng tôi không bán.”

Sau chầu nhậu chú gà Hà mới bẫy, Hà mang theo đồ nghề tót lên chiếc mink nổ đoành đoạch đèo chúng tôi vượt hơn 7 km đường rừng khúc khuỷu để đến dãy Bồ Bồ, nơi tiếp giáp giữa Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu để thực nghiệm chuyến săn gà rừng.

Đồ nghề Hà mang theo khá đơn giản:  Con mồi “thần kê” và 10 chiếc bẫy giò. Nơi chúng tôi đến là một thung lũng có rất nhiều cây bụi rậm, gần nương rẫy của dân. Hà tiếp tục dẫn tôi luồn sâu vào rừng chọn khoảng đất trống bên đồi tràm làm điểm đặt bẫy giò. 

a
Một con gà rừng chuẩn bị sập bẫy khi bay ra chiến đấu với gà mồi. Ảnh Tiến Dũng.

Đồng loạt 10 chiếc bẫy này được Hà cột với gốc cây rừng, vít đinh cắm xuống đất, phủ lá khô lên trên. Sau đó đặt gà mồi ở giữa. Hà bảo: Gà rừng rất tinh khôn, nên phải đi nhẹ, tránh tiếng động, nếu có động chúng sẽ không đến. Đặt bẫy xong, chúng tôi núp vào một bụi rậm nín thở chờ đợi.

Không hổ danh là thần kê, khi Hà đặt bẫy, con gà mồi im thin thít, nhưng khi chúng tôi núp xong xuôi, Hà bụm tay lên mồm kêu ra hiệu, khi đó con thần kê mới nghe lời chủ nhân rướn cổ cất giọng gáy vang cả núi rừng.

Con gà mồi gáy vài đợt xong đứng im nghỉ ngơi. Cứ khoảng 5 phút nó lại cất giọng gáy khiêu khích. Khoảng 20 phút sau, chúng tôi nghe tiếng gà rừng phía rừng sâu đáp lại. Thật hồi hộp khi chúng tôi thấy con gà rừng trông rất đẹp mã vừa gáy vừa chuyền cây đáp xuống mặt đất.

Nó xù lông cổ, nhìn chú gà mồi - kẻ xâm nhập lãnh thổ như muốn ra đòn nhưng nó vẫn giữ khoảng cách để thăm dò. Lúc đó con gà mồi, cũng rướn cổ gáy khiêu khích. Không chịu đựng được, chú gà rừng điên tiết lao vào. Bỗng , “phựt”, nó bị treo giò giãy phành phạch, kêu quang quác. Hà nháy mắt cười rồi chạy ra gỡ con gà rừng cho vào lồng.

Nhìn “chiến lợi phẩm”, Hà  reo lên: Gặp may rồi anh ơi, con này thuộc hàng ngũ sắc bán phải hơn 500 ngàn đồng. Hà cho biết thêm.  Gà ngũ sắc thì nhiều nhưng gà ngũ sắc tai trắng, nay cực hiếm. Nếu như bẫy được giá mỗi con phải trên 1 triệu đồng.

a
Thợ săn gà rừng thu hoạch chiến lợi phẩm. Ảnh Tiến Dũng.

Hơn 5 tiếng đồng hồ mai phục, cuối cùng Hà cũng bẫy được 2 con gà trống. Với giá bán gà rừng thịt hiện nay là 300 ngàn đồng/1kg. Gà trống làm cảnh 500.000 - 1000.000 đồng/ con thì 2 con gà trống vừa bẫy được nếu đem bán cũng gần 1 triệu đồng.  Đó quả là một ngày may mắn của một anh thợ săn gà.

Để tìm hiểu thêm về nạn săn gà rừng, chúng tôi ngược lên các huyện miền núi: Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn ...Ở các địa phương này nạn bẫy gà rừng còn nhiều hơn ở các vùng rừng ở miền xuôi. Không những bẫy mà nhiều người con mang cả súng kíp, súng thể thao để đi săn gà rừng.

Phương, một thợ săn ở Yên Thành cho biết: Bọn tui, đi vô rừng một ngày đêm như vậy cũng bắn được khoảng trên dưới vài chục con . Chiến lợi phẩm này nhập cho các quán ăn đặc sản cũng được trên 200 ngàn đồng/con (gà chết).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, săn bắn  gà rừng không chỉ là nghề kiếm cơm của những người nông dân mà còn có một số “đại gia” cưỡi xe hơi, xách súng thể thao đi săn gà rừng làm thú tiêu khiển. Những đại gia này còn mang theo cả rượu Tây, bếp nướng điện từ và nhiều thứ khác cho một cuộc đi săn vài ba ngày...

Gà rừng có tuyệt chủng?

Hiện nay, nạn săn gà rừng đang gia tăng như một cơn sốt khắp các cánh rừng xứ Nghệ. Theo một cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương thì vấn nạn săn gà rừng không những làm cho loài “lâm cầm” này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, làm mất cân bằng sinh thái mà nó còn kéo theo nhiều nguy cơ không an toàn cho các khu rừng.

Được biết, trước nạn săn bắn gà rừng, Ban quản lý các khu rừng cũng đã phối hợp với ngành kiểm lâm Nghệ An có nhiều biện pháp ngăn chặn.

Thế nhưng trên thực tế, nạn săn bắn gà rừng vẫn diễn ra ngày một gia tăng, nhiều chợ, nhiều quán ăn trên địa bàn Nghệ An vẫn công khai bày bán gà rừng...

Trước sự quý hiếm và giá cả tăng vọt, một số người đã nhanh nhạy mua gà rừng bẫy được về thuần hóa thành công như anh Nguyễn Vinh ở xã Hợp Thành, Yên Thành. Hiện nay, anh đã nhân giống hàng chục con gà rừng để bán giống và bán gà trống làm cảnh thu lãi mỗi năm hàng chục triệu đồng. Đây được coi là hướng đi mới của một số nông dân nhằm nhân rộng giống gà rừng quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng và là con xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.

Thành phần dinh dưỡng trong thịt gà rừng thấy có chứa 24,4% protid, 4,8% lipid, 14 mg% Ca, 263 mg% P, 0,4 mg% Fe và một số vitamin. Thịt có vị ngọt, tính ấm. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lý dưới dạng nấu ăn, thịt gà rừng có thể chữa ngộ độc nhãn rừng, chữa gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy là chân gà (hay nhất là chân gà trống).

                                                                              Tiến Dũng

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.