Nghề 'bưng' trống ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Không hình thành làng nghề đặc trưng, nhưng nhiều năm qua, nghề 'bưng' trống ở xã Thanh Văn (Thanh Chương, Nghệ An) rất phát triển.

Trên tuyến Quốc lộ 46 B qua thị tứ Rạng ở xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, rất dễ nhận ra các cơ sở làm trống của một số bà con họ Phan. Dễ nhận ra bởi bên cạnh sự náo nhiệt của các công đoạn làm nghề còn là âm vang của những tiếng trống đủ chủng loại được chủ và khách thử trước lúc mua bán.

Nghề làm trống Thanh Chương. Ảnh: Đình Hà
“Bưng" là từ chuyên ngành trong kỹ thuật làm trống, nghĩa là kỹ thuật căng da, bịt mặt trống. Đây là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất trong quá trình chế tạo 1 chiếc trống. Ảnh: Đình Hà

Ông Phan Văn Cư, chủ xưởng trống lớn nhất ở Thanh Văn tự hào: "Đây là nghề gia truyền được truyền từ xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên đến nay đã qua 11 đời. Gia đình tôi sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng. Trước cha ông làm trống chỉ bán quanh vùng. Hồi đó công nghệ chưa có, phải mất cả tháng mới làm xong một chiếc trống. Nay nhiều công đoạn có máy móc hỗ trợ nên nhanh hơn nhiều. Mỗi ngày có thể hoàn chỉnh được một chiếc trống loại bình thường. Trống cũng đã được bán cho khách hàng khắp mọi miền đất nước”.

Nghề làm trống Thanh Chương. Ảnh: Đình Hà
Hiện nay phụ nữ cũng có thể tham gia làm trống. Ảnh: Đình Hà

Hiện giá của một chiếc trống khoảng 3 triệu đồng, nhưng có thời điểm ông Cư đã nhận làm một chiếc trống đại với giá gần trăm triệu. Chiếc trống này do một khách hàng ở Hà Nội đặt có kích thước: đường kính mặt trống 1,6m, chiều cao 2,1m, chu vi tang trống 6,2m…

Ông Cư cho hay:"Chiếc trống ấy lớn hơn cả trống ở đền Quang Trung trên núi Quyết và trống ở Văn miếu Quốc tử giám - Hà Nội, có thể nó sẽ là chiếc trống lớn nhất, nhì miền Bắc vào thời điểm này. Khi đưa trống lên xe phải dùng cần cẩu với trên 10 người phục vụ”.

Nghề làm trống Thanh Chương. Ảnh: Đình Hà
Anh Phan Văn Dũng - con trai ông Cư đang hoàn thiện chiếc trống khủng có chiều cao 2,1m, chu vi tang trống 6,2m. Ảnh: Đình Hà

Về kỹ thuật, theo ông Cư có 4 khâu quan trọng nhất để hình thành một chiếc trống tốt. Đầu tiên là nguyên liệu gỗ và da trâu, bò làm mặt trống. Gỗ phải hoàn toàn là gỗ mít, da trâu bò phải mua tươi tại chỗ chưa qua sơ chế. Sau khi có nguyên liệu tốt, đến công đoạn tạo hình gỗ thành những thanh e-líp đều đặn. Kế nữa là ghép mặt da trống (bưng, bịt trống) và cuối cùng là đóng đai, trang trí. Tất cả các công đoạn trên đều có bí kíp riêng, nếu không nắm rõ trống thành phẩm có thể bị lỗi như tiếng kêu đục, méo mó...

Nhờ có uy tín nên cơ sở ông Cư, ông Ngụ, ông Tư... làm không hết việc; mỗi cơ sở thường xuyên sử dụng từ 5 -7 lao động, thời điểm cuối năm hoặc có người đặt trống lớn phải thuê đến 15 lao động. Trước đây, thợ thuê đến được giao làm từng công đoạn, xong việc là về vì sợ mất nghề. Nhưng nay, nhiều người trẻ đã học được nghề làm trống, mạnh dạn mở xưởng khép kín.

Nghề làm trống Thanh Chương. Ảnh: Đình Hà
Ông Phan Văn Cư đang hoàn thiện một chiếc trống trước lúc xuất xưởng. Ảnh: Đình Hà

Ở các xưởng trống bình quân mỗi lao động được trả từ 200.000 - 300.000 đồng/người/ ngày, thợ giỏi có thể trả lên 400.000 đồng; trừ chi phí vật liệu và nhân công, mỗi xưởng thu nhập trung bình hàng chục triệu đồng/tháng. Nhờ vậy, ngoài việc đảm bảo đời sống cho người làm công, các chủ xưởng trống đều có thu nhập khá, làm được nhà cao tầng...

Đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu về văn hóa tâm linh cũng được quan tâm nên nghề “bưng" trống” đang có cơ hội để mở rộng. Từ những xưởng trống của anh em họ Phan ở xã Thanh Văn, tin rằng sẽ có thêm nhiều cơ sở làm trống để làm giàu cho người làm nghề và góp phần phục vụ xã hội.

Trần Đình Hà

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi.