Quỳ Châu: 9 tỷ đồng khôi phục đàn vịt bầu Quỳ

(Baonghean.vn) - Thực hiện dự án khôi phục, phát triển đàn vịt bầu Quỳ, từ năm 2015 đến nay,  Quỳ Châu hỗ trợ khôi phục đàn vịt bầu Quỳ với số tiền 9 tỷ đồng.

Lâu nay, vịt bầu Quỳ là một trong những đặc sản có tiếng có nguồn gốc từ huyện Quỳ Châu. Vịt bầu Quỳ có đặc điểm mình to, chân thấp, cổ ngắn, có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu cả nóng, lạnh. Thịt vịt bầu Quỳ thịt thơm ngon, vị ngọt do được nuôi theo hình thức thả rông.

Vịt bầu Quỳ Châu. Ảnh: Hiến Chương
Vịt bầu Quỳ Châu có đặc điểm mình to, chân thấp, cổ ngắn, có sức chống chịu bệnh cao; thịt thơm ngon do được nuôi theo hình thức thả rông. Ảnh: Hiến Chương

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, những năm qua đặc sản vịt bầu của vùng miền núi Quỳ Châu có chiều hướng bị mai một.

Trước thực trạng đó, để từng bước phát triển tổng đàn với quy mô lớn, thâm canh cao, chăn nuôi sạch, bảo tồn được quỹ gen, khôi phục những đặc tính nổi trội ban đầu của giống vịt này, năm 2015, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Hỗ trợ khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ huyện Quỳ Châu giai đoạn 2015 - 2017, tại các xã: Châu Tiến, Châu Bính, Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Phong, Châu Bình và thị trấn Tân Lạc.

Chị Phạm Thị Nga ở bản Bình 3, xã Châu Bình cho biết: "Trước đây, để tìm mua một cặp vịt bầu phải vào tận trong các bản vùng sâu vùng xa với giá rất đắt 500.000 đồng/1 cặp. Đây là giống gen quý hiếm, vả lại vịt bầu Quỳ đã quen với khí hậu thổ nhưỡng đất đai vùng Quỳ Châu nên đầu năm 2016, được dự án Hỗ trợ khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ hỗ trợ cho 1.000 con giống nên tôi đầu tư nhân đàn".

Mặc dù con giống từ dự án khó nuôi vì quá nhỏ, nhưng nhờ áp dụng KHKT vào chăn nuôi, đàn vịt đã phát triển tốt. Sau lứa nuôi đầu tiên, chị tiếp tục lựa chọn những con giống khỏe với 350 con vịt mái, 50 con vịt trống để nhân giống, số còn lại thì đem bán thịt. Đến bây giờ đàn vịt bầu Quỳ đã bước sang lứa nuôi thứ 6 cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Vịt bầu Quỳ Châu. Ảnh: Hiến Chương
Chị Phạm Thị Nga ở bản Bình 3, xã Châu Bình- một trong số hộ được tham gia Dự án bảo tồn, khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ. Ảnh: Hiến Chương

Được biết, sau khi huyện có Dự án bảo tồn, khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ, xã Châu Bình đã ưu tiên cho gia đình chị Phạm Thị Nga nhận đất 5% của xã quản lý với tổng diện tích 10ha để xây dựng trang trại chăn nuôi vịt. Chị Nga cho hay: "Thời điểm cao nhất trang trại có tới 3.000 con vịt, mỗi ngày có 400 quả trứng, bán với giá 3.000 đồng/quả, vịt thịt giá mỗi con 200.000 đồng, trừ chi phí đầu tư bình quân mỗi tháng gia đình có thu nhập 30 - 35 triệu đồng".

"Hộ chị Nga có điều kiện thuận lợi là ao hồ, đất bãi rộng rãi rất phù hợp với việc thực hiện dự án nên xã đã đăng ký với huyện để xây dựng mô hình. Qua 2 năm đầu tư, thực tế mô hình phát triển hiệu quả, góp phần bảo tồn được giống vịt bầu Quỳ Châu, tạo nguồn thu nhập cao. Thời gian tới, không chỉ tập trung phát triển đàn vịt bầu tại trang trại của chị Nga, Châu Bình sẽ nhân rộng mô hình này ra những hộ có điều kiện đất đai thuận lợi trong toàn xã để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của huyện”- ông Kim Văn Duyên - Bí thư Đảng ủy xã Châu Bình cho biết thêm.

Theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, mục tiêu của dự án Hỗ trợ khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ trên địa bàn huyện Quỳ Châu là bình quân mỗi năm xây dựng được 20 mô hình tập trung có quy mô 1.000 con/lứa/năm, với tổng đàn vịt thương phẩm là 60.000 con; mỗi năm xây dựng 10 lò ấp trứng sản xuất vịt con làm giống, ấp 2 lứa/năm với 2.000 – 2.500 con/lứa.

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 9 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ là gần 4 tỷ đồng.

Hiến Chương

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.