Nỗ lực lớn khi bão đi qua

(Baonghean) - Bão số 2 trực tiếp đổ bộ vào địa bàn Nghệ An không là sự “bất thường” đối với chính quyền và người dân trên địa bàn, khi hàng mấy chục năm qua Nghệ An không phải chịu đựng sự tàn phá của các cơn bão “đầu mùa”. Để có sự “không bất thường” đó là nhờ đồng bộ trong chuẩn bị ứng phó từ khâu tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đến việc thực thi nhiệm vụ một cách nghiêm túc của các cấp ngành.   

Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về công tác chỉ đạo đối phó, khắc phục cơn bão số 2, tính đến 15h ngày 17/7/2017, lực lượng tìm kiếm cứu nạn 13 thuyền viên tàu hàng VTB 26 gặp nạn khi neo đậu ở khu vực đảo Ngư đã cứu được 7 thuyền viên và vớt được 2 thi thể.

Về vận hành các hồ chứa thủy lợi, đối với 2 hồ có dung tích lớn là hồ Vực Mấu và hồ  Sông Sào tiến hành xả trước 1 cửa với độ mở 0,5m và tùy theo lượng nước về hồ để tiếp tục mở thêm.

Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Tương Dương cùng cán bộ xã Tam Thái giúp dân neo buộc lồng nuôi cá trong lũ. Ảnh: Đình Tuân
Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Tương Dương cùng cán bộ xã Tam Thái giúp dân neo buộc lồng nuôi cá trong lũ. Ảnh: Đình Tuân

Về công trình giao thông, mưa lớn đã gây sạt lở, bồi lấp, hư hỏng các kết cấu hạ tầng giao thông trên nhiều tuyến Quốc lộ, đường tỉnh. Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tiếp tục kiểm tra trên các tuyến được giao quản lý thực hiện công tác xử lý các thiệt hại sau mưa, bão. Đồng thời phối hợp lực lượng Thanh tra giao thông, chính quyền địa phương tiến hành phân luồng đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường. Trong đó cầu treo Thanh Nam Km27+950 (xã Bồng Khê, huyện Con Cuông) qua sông Lam đã đóng cầu, không cho lưu thông.

Về thiệt hại ban đầu, theo báo cáo nhanh của UBND 18/21 huyện, thành, thị: sập 35 nhà; tốc mái, hư hỏng nặng 186 nhà; tốc mái, hư hỏng nhẹ 3.616 nhà; nguy cơ bị ngập 7 nhà; bị ngập 13 nhà; hộ dân phải di dời đồ đạc là 7 nhà; tốc mái, hư hỏng 640 ki-ốt; di dời khẩn cấp 3 nhà; sạt lở 14 nhà; bị cây đè 8 nhà; đổ, hư hỏng 20.969 m tường rào tốc mái giàn mát 150m;  đổ, gãy 550  biển quảng cáo; tốc mái, đổ tường 300 công trình phụ trợ, công trình chăn nuôi, nhà canh coi trang trại. Có 26 điểm trường học bị ảnh hưởng do bão; tốc mái, hư hỏng 156 phòng học...

ực lượng huyện Tân Kỳ khắc phục hậu quả bão lũ. Ảnh: Cẩm Tú
Lực lượng huyện Tân Kỳ khắc phục hậu quả bão lũ. Ảnh: Cẩm Tú


Về nông, lâm nghiệp: Lúa bị ngập 6.130,3 ha, thiệt hại 5.809,3 ha. Ngô, rau màu các loại thiệt hại 8.31 l,2ha. Cây trồng lâu năm thiệt hại 30.459 ha. Cây trồng hàng năm  thiệt hại 3.308,55 ha. Cây ăn quả tập trung  thiệt hại 1.683,5 ha. Diện tích rừng bị thiệt hại 500 ha. Diện tích rừng trồng thiệt hại 43 ha. Đổ, gãy 82.554 cây xanh.

Trong chăn nuôi có 464 con gia súc, 6.856 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; hư hỏng 42 chuồng trại.

Kênh mương bị sạt lở, vùi lấp: 7.080 m; 16 cống nội đồng, 3 đập tạm bị cuốn trôi; sạt lở, hư hỏng 5 tràn dâng và cầu tràn tạm, 400m kè sông... Diện tích ao hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 303,39 ha; chìm 1 tàu đánh công suất 48 CV, vỡ 3 thuyền nhỏ.

Về thiết bị thông tin liên lạc bị gãy 12 cột điện truyền thanh, hư hỏng 5 loa phát thanh. Có 2.571 cột điện bị đổ, gãy, đứt 15.000 m dây điện, hư hỏng 3 trạm biến thế... Có 6 trụ sở cơ quan, nhà văn hóa bị đổ, tốc mái...

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT sáng ngày 17/7/2017 về khắc phục hậu quả cơn bão số 2, tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt tìm kiếm cứu nạn tàu VTB 26 gặp nạn ở biển Cửa Lò; Triển khai khẩn trương công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa bão như: thăm hỏi gia đình có người bị chết, bị thương, hỗ trợ nhà bị sập, hư hỏng để ổn định đời sống nhân dân và khôi phục sản xuất; Thống kê các thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra. Tập trung xử lý ách tắc giao thông do mưa gây sạt lở. Hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn cho người khu vực bị ngập, tràn qua suối, bến đò ngang. Xử lý vệ sinh môi trường sau bão,...

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ sau bão để chủ động sơ tán, di dời dân cư ở vùng thấp trũng ven biển, cửa sông vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ du các hồ đập theo các kịch bản đã xây dựng trong phương án phòng chống thiên tai của tỉnh và địa phương để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Kiểm tra đảm bảo an toàn công trình, nhất là các công trình đang thi công; đê điều, các hồ chứa nước, vận hành thủy điện, đặc biệt là các hồ xung yếu. Bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực xung yếu để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố. Tổ chức trực ban 24/24 để chủ động nắm tình hình và có kế hoạch ứng phó kịp thời với phương châm 4 tại chỗ.

Đồn BP Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) giúp nhân dân lợp lại nhà cửa sau bão. Ảnh: Hùng Phong
Đồn BP Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) giúp nhân dân lợp lại nhà cửa sau bão. Ảnh: Hùng Phong

Để chủ động đối phó với tình hình mưa lũ, nhất là lũ ống, lũ quét có thể xảy ra, trong những ngày qua, UBND huyện Tương Dương đã xây dựng phương án, cắt cử lực lượng thường trực tại các địa bàn trọng điểm nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Sáng 18/7, tại Cảng vụ Hàng hải Nghệ An đại diện ở Cửa Lò, không khí khẩn trương bao trùm phòng họp của Ban chỉ đạo tiền phương tìm kiếm cứu nạn; khi 4 thuyền viên của tàu VTB 26 chở 4.700 tấn than khi đang tránh trú bão ở khu vực đảo Ngư bị lật chìm vẫn chưa được tìm thấy. Trong 7 người và 2 thi thể được phát hiện các cơ quan chức năng đã xác định được danh tính. 

Tại cuộc họp đầu ngày, các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng đã hội ý, trao đổi nhanh với Ban chỉ đạo các phương án cứu nạn. Theo đó, trên biển sẽ tiếp tục huy động, bổ sung thêm tàu cá ngư dân cùng tham gia cứu nạn, đồng thời mở rộng phạm vi tìm kiếm. Lực lượng cứu nạn sử dụng phần mềm Sarops của Mỹ để xác định vị trí dòng chảy kết hợp kinh nghiệm dân gian địa phương để tìm kiếm các thuyền viên.

Cùng đó, lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp tìm kiếm trên bờ dọc bãi biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và bãi đá đảo Ngư. Tại buổi họp, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương cùng các đơn vị liên quan, ngư dân ven biển tham gia, hỗ trợ tích cực cho công tác tìm kiếm. 

Cũng ngay trong sáng 18/7, một đội thợ lặn của Nghệ An đã trực tiếp ra khu vực tàu chìm để khảo sát nhằm lên phương án lặn xuống biển tìm kiếm các thuyền viên có thể còn mắc kẹt trong tàu. Tuy nhiên, sau khi khảo sát thì đội thợ lặn cho biết do tàu nằm giữa dòng hải lưu, sóng cuộn xoáy xung quanh tàu, nước đục, nên đội lặn chưa thể thực hiện lặn tìm kiếm phía trong thân tàu. Chiều  cùng ngày, đội thợ lặn chuyên nghiệp có kinh nghiệm trong trục vớt tàu thuyền ở Hải Phòng vào đến Cửa Lò để sáng nay (19/7), thực hiện công tác khảo sát và lên phương án tìm kiếm các nạn nhân. Cùng đó, đội thợ lặn ở Đà Nẵng cũng ra và sẽ theo dõi, khi cần thiết sẽ tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Đến 19h ngày 18/7, vẫn chưa có thêm thuyền viên nào được phát hiện. Các tàu cá của ngư dân và tàu hàng được lệnh trở về đất liền. Riêng các tàu của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh vẫn tiếp tục công tác tìm kiếm cứu nạn. “Theo phương án được Ban chỉ đạo tìm kiếm đưa ra, sáng nay (19/7), cơ quan chức năng tổ chức lặn tìm các thuyền viên mất tích tại khu vực tàu chìm. Nếu không tìm thấy hoặc tìm thấy không đủ các thuyền viên ở trong tàu VTB 26 thì sẽ huy động 2 cặp tàu giã cào để quét dưới mặt nước", ông Nguyễn Văn Tính - Phó Tổng giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu hạn hàng hải Việt Nam cho biết.

Trong ngày, ngoài thăm hỏi các thuyền viên được cứu nạn và đang điều trị, đồng chí Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tặng quà của lãnh đạo Bộ GTVT đến thân nhân các thuyền viên đang mất tích. Các đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy và Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Cửa Lò để thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần các thuyền viên được cứu sống. Hiện sức khỏe các thuyền viên đang phục hồi tốt và cảm ơn sự quan tâm, động viên của lãnh đạo tỉnh Nghệ An.

Công nhân Điện lực Nghi Lộc khắc phục sự cố về điện trên địa bàn.
Công nhân Điện lực Nghi Lộc khắc phục sự cố về điện trên địa bàn. Ảnh: Châu Lan

Trước diễn biến phức tạp thời tiết, nhất là đề phòng hiện tượng tiêu cực của thời tiết như: lũ ống, lũ quét, lụt lội,... UBND huyện Tương Dương chỉ đạo các phòng, ban triển khai phương án 4 tại chỗ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa, bão gây ra. Đồng thời, đôn đốc các xã chủ động tiêu tháo nước đảm bảo an toàn cho diện tích lúa và hoa màu. UBND huyện cũng kiểm tra và xây dựng phương án đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa, đập thủy lợi, các công trình đang thi công, hoặc các công trình đang khắc phục sự cố; cắt cử lực lượng 24/24h nhằm kiểm soát, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các ngầm tràn, các đoạn đường ngập nước, có nguy cơ sạt lở đất đá. Ông Lô Khăm Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tương Dương cho biết: “Để kịp thời chỉ đạo và khắc phục hậu quả khi có tình huống xấu xảy ra, Ban chỉ đạo PCTT - TKCN đã cử các thành viên về tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra thì các cơ quan, ban ngành cũng như các xã đều đã cắt cử cán bộ thay phiên nhau túc trực 24/24h”.

Ngay sau khi bão qua, huyện Anh Sơn đã thành lập các đoàn trực tiếp về cơ sở kiểm tra, nắm tình hình chỉ đạo các biện pháp khắc phục như yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống bão lụt huyện triển khai tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả; các địa phương huy động mọi lực lượng giúp đỡ các gia đình bị hư hỏng nhà ở đến vị trí an toàn, sớm ổn định cuộc sống. Ngành nông nghiệp và các ngành chức năng tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ lúa mùa và cây màu bị ngập, cây ăn quả bị gãy đổ; khơi thông hệ thống thoát nước trong khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; giải phóng các trục đường giao thông bị cây đổ, phối hợp với ngành điện lực khắc phục lại đường dây điện bị hư. Tổng thiệt hại trên địa bàn Con Cuông khoảng 20 tỷ đồng. 

Huyện Con Cuông đã hoãn kỳ họp thứ 3, HĐND huyện khoá XIX để tập trung cho công tác chỉ đạo và khắc phục hậu quả, cũng như sẵn sàng chủ động, ứng phó nếu mưa lớn do hoàn lưu bão gây ra. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã phân công các đoàn công tác kiểm tra, chỉ đạo phòng chống, ứng phó với mưa lũ, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại. Ngay sau khi cơn bão đi qua, chính quyền và nhân dân các địa phương đã tiến hành thu dọn cây gãy đổ, giải phóng đường giao thông, sửa chữa nhà cửa, tổng vệ sinh môi trường những vùng bị ngập úng, lũ, lụt, đề phòng dịch bệnh có thể xảy ra cho người và gia súc. Triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp và công tác cứu tr.

Tại huyện Quế Phong, các xã Tri Lễ, Nậm Giải và Thông Thụ có 220 ngôi nhà bị tốc mái, 8 ngôi nhà bị sập hoàn toàn (trong đó có 3 nhà tạm bợ), tổng thiệt hại khoảng gần 5 tỷ đồng. Nhiều đoạn đường, cầu qua suối và nhà văn hóa cộng đồng bị hư hỏng, dọc hai bên bờ suối Nặm Piệt bị sạt lở nghiêm trọng, nhà cửa của 10 hộ dân sống dọc suối Nặm Piệt, có nguy cơ bị sạt lở, huyện chỉ đạo di dời, người và đồ đạc đến nơi an toàn. Xã Tiền Phong, không trực tiếp hứng chịu bão, nhưng do mưa to, liên tục, nước đổ từ thượng nguồn về làm ngập úng hàng trăm ha lúa và hoa màu của dân; 75 chiếc xe bai bị lũ cuốn, gần 80ha lúa mới cấy bị ngập úng, bồi lấp; nhiều đoạn đường từ Na Sành vào Xốp Sành bị hư hỏng nặng... Trước tình hình mưa bão, huyện Quế Phong đã hoãn kỳ họp thứ 3, HĐND huyện khóa XVIII để ưu tiên cho việc chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 2...

Nhóm P.V

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.