Nghệ An cấp tập chống bão số 10

(Baonghean.vn) - Trước dự báo bão số 10 đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An, Hà Tĩnh vào ngày 15/9, các địa phương trong tỉnh đã triển khai các biện pháp chủ động phòng chống.

* Trưa 14/9, ngay sau cuộc họp khẩn cấp với Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, UBND tỉnh Nghệ An cũng tổ chức cuộc họp với tất cả lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, các huyện, thành thị trong tỉnh để lên phương án chống bão số 10.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng chia thành 4 đoàn công tác, xuống kiểm tra tình hình phòng chống bão tại các địa phương. Trong đó, đồng chí Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh kiểm tra tại Thị xã Cửa Lò; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường kiểm tra phòng chống lụt bão tại Thành phố Vinh; Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông kiểm tra tại Thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng kiểm tra tại Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng kiểm tra phòng chống lụt bão tại thị xã Hoàng Mai. Ảnh: Phú Hương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng kiểm tra phòng chống lụt bão tại thị xã Hoàng Mai. Ảnh: Phú Hương.
Lực lượng dân quân xã Diễn Ngọc giúp dân neo đậu tàu thuyền. Ảnh: Trọng Kiên
Lực lượng dân quân xã Diễn Ngọc giúp dân neo đậu tàu thuyền. Ảnh: Trọng Kiên

* Tại Thành phố Vinh, UBND các phường, xã tuyên truyền và huy động nhân dân và các lực lượng tại chỗ trên địa bàn sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão số 10.

Công ty CP Công viên cây xanh cắt tỉa cây xanh trên đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Minh Chi
Công nhân Công ty CP Công viên cây xanh thành phố Vinh chặt tỉa nhiều cây to. Ảnh: Minh Chi

Vấn đề thành phố lo ngại và quan tâm nhất trong cơn bão số 10 này là an toàn tính mạng của những người dân ở nhà C8 khu chung cư Quang Trung, các khu tập thể cũ, các hộ thường xuyên bị ngập lụt như ở xóm Hòa Lam, xã Hưng Hòa và một số hộ dân ở dưới chân núi Quyết.

Phương án được thành phố Vinh đưa ra là sẽ di dời toàn bộ người dân ở những khu vực có nguy cơ mất an toàn nêu trên đến nơi an toàn vào trước 10 giờ ngày 15/9. Bên cạnh đó, thành phố Vinh cũng đã chủ động phương án chống ngập úng cho thành phố trong trường hợp mất điện vẫn duy trì được hoạt động của 3 trạm bơm tiêu úng của thành phố.

cán bộ, công chức Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tự cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên cơ quan. Ảnh: Minh Chi
Cán bộ, công chức Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tự cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên cơ quan. Ảnh: Minh Chi

Đoàn công tác của thành phố cùng với các phường, xã tiến hành kiểm tra các dự án xây dựng đang thi công, yêu cầu các nhà thầu thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và tháo dỡ các trụ tháp, cần cẩu có nguy cơ mất an toàn tại các công trình. Thành phố cũng đã chỉ đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố chỉ đạo các trường học trên địa bàn thành phố cho học sinh nghỉ học ngày 15/9.

Minh Chi

* Huyện Quỳ Châu hiện có 308 hộ dân nằm trong nguy cơ ngập lụt, 50 hộ dân và điểm giao thông có nguy cơ sạt lở, 12 cầu tràn, thôn bản nằm trong tâm điểm ngập, 11 đập, hồ chưa nước cần kiểm tra thường xuyên về mực nước, 44 lồng cá trên sông, suối cần có biện pháp phòng chống kịp thời.

Lãnh đạo huyện Quỳ Châu chỉ đạo những việc cần làm ngay đó là: Liên lạc với người dân đi rừng huy động về nhà hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn; Nắm tình hình bão, lụt để các trường học trên địa bàn huyện nghỉ học, tìm cách phòng tránh; Huy động người dân thu hoạch nhanh diện tích lúa hè thu...

Bà con nhân dân tích cực gặt lúa nhằm tránh bão. Ảnh: Bé Vinh
Bà con nhân dân tích cực gặt lúa nhằm tránh bão. Ảnh: Bé Vinh

Hai thủy điện Nậm Pông và thủy điện Châu Thắng xả nước dưới mực nước chết để tránh tình trạng xả lũ bất ngờ gây ảnh hưởng đến hạ lưu; Trung tâm thương mại cân đối các mặt hàng cần thiết như: Muối, xăng dầu và các vật tư khác tập kết dự trữ trước bão để ứng cứu đối với các vùng sâu, vùng xa trung tâm...

Từ hôm nay (14/9) huyện Qùy Châu đã dừng các cuộc họp chưa cần thiết. Đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra xuống cơ sở chỉ đạo người dân, địa phương các xã triển khai phương án đối phó với bão số 10.

Bé Vinh

Thông tin từ UBND huyện Quế Phong cho biết, sau cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh, chính quyền địa phương đã bắt tay vào công tác đối phó với cơn bão số 10. Huyện cử đoàn công tác tới các xã giám sát, kiểm tra việc phòng chống.

sơ tán chạy baod. Ảnh: Hữu Vi

Chính quyền và dân bản giúp gia đình ông Lang Văn Luận, bản Chiếng, xã Quang Phong di dời đồ đạc. Ảnh: Hữu Vi

Tại bản Chiếng xã Quang Phong, bà con đang tích cực gia cố nhà cửa, chuyển đồ đạc đến nơi an toàn. Do địa hình thấp trũng, ở ngay cạnh con sông Quàng, bản người Thái có 47 hộ dân này là nơi dễ bị ảnh hưởng nhất khi có mưa lũ xảy ra. Trong cơn bão số 2 vừa qua bản Chiếng bị ngập lụt và rơi vào tình trạng cô lập trong một ngày, nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi.

Ông Quang Văn Thiêng - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Phong thông tin: Để chủ động với tình hình mưa bão, hiện tại xã đã cho sơ tán người già và trẻ em khỏi bản, nhất là tại những điểm xung yếu dễ bị lũ quét. “Nếu tình hình diễn biến phức tạp, chúng tôi sẽ sơ tán toàn bộ dân” - ông Thiêng cho biết.

kha thi tím, ảnh; bá hậu
Bà Kha Thị Tím - Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông kiểm tra tại cầu Chôm Lôm, xã Lạng Khê, Con Cuông. Ảnh: Bá Hậu

Tại huyện Con Cuông, bà Kha Thị Tím - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Từ chỉ đạo của tỉnh, huyện tiếp tục triển khai kế hoạch cụ thể đến từng đơn vị. Ngành giáo dục huyện Con Cuông cũng đã thông báo đến các trường đóng trên địa bàn cho học sinh nghỉ vào các ngày 15 và 16/9.

Hồ Phương - Hữu Vi

* Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 10 gây ra, BCH phòng chống thiên tai huyện Nghi Lộc đã phân công các đoàn đi kiểm tra các công trình trọng điểm phòng chống bão lụt trên địa bàn. Tiến hành gia cố tất các hồ đập trên địa bàn, mở rộng tràn xả lũ với các hồ chứa đã đầy nước.

Các xã, thị trấn chỉ đạo nhân dân, các đơn vị đóng trên địa bàn chằng chống nhà cửa, trường học; cắt tỉa cành cây để hạn chế thiệt hại khi bão vào. Huyện cũng chỉ đạo nhân dân tập trung thu hoạch nhanh gọn các trà lúa hè thu - mùa; chủ động lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men đề phòng bị chia cắt dài ngày theo phương châm 4 tại chỗ.

Ngư dân huyện Nghi Lộc chằng néo tàu thuyền phòng khi bão số 10 đổ bộ vào đất liền. Ảnh: Quang Dũng
Ngư dân huyện Nghi Lộc chằng néo tàu thuyền phòng khi bão số 10 đổ bộ vào đất liền. Ảnh: Quang Dũng

Đến hết sáng 14/9, Nghi Lộc đã kêu gọi 809/809 tàu thuyền ở 6 xã ven biển về nơi trú ẩn an toàn, tiến hành chằng néo đề phòng gió bão va đập./.

Quang Dũng

* Tiếp thu chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thị xã Cửa Lò phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã, các ngành, tổ chức đoàn thể, các phường kêu gọi tàu thuyền đánh cá của bà con ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn trước 16 h ngày 14/9; đồng thời cấm biển và ngư dân không được ở lại thuyền khi bão vào.

Các phường trọng điểm như Nghi Hải, Thu Thủy và Nghi Thủy kiểm tra phương án di dời dân, các hộ kinh doanh dọc bãi biển di dời tài sản và con người đến nơi an toàn. Các địa phương, đơn vị chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời và triển khai khai các phương án phòng chống bão theo phương châm 4 tại chỗ. 

Lãnh đạo thị xã Cửa Lò phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã. Ảnh: Hữu Lương
Lãnh đạo thị xã Cửa Lò phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã. Ảnh: Hữu Lương

Triển khai phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách và nghiêm cấm du khách tắm biển.  Đồng thời kiểm tra, cắt tỉa cành cây, hệ thống điện chiếu sáng, các công trình giao thông thủy lợi, công trình xây dựng để có phương án bảo vệ. 

Tăng cường cập nhật thông tin về cơn bão và tuyên truyền người dân không được lơ là chủ quan vì diễn biến của cơn bão số 10 rất phức tạp, khó lương. Mọi công việc chuẩn bị đối phó cơn bão số 10 phải hoàn thành trước 10 giờ ngày 15/9/2017, trong đó phải đảm bảo tuyệt đối về con người.

Hữu Lương

* Tại thị xã Thái Hòa, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thị xã đã ra Công điện yêu cầu các xã, phường, cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão.

Thực hiện công điện này, các địa phương ở Thái Hòa đã tiến hành chặt cành cây có nguy cơ gãy đổ; gia cố các vật dụng dễ rơi; chỉ đạo bà con nhân dân khẩn trương thu hoạch hơn 750 ha lúa vụ mùa...

​Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng. Do vậy, yêu cầu các ngành, địa phương thường xuyên cập nhật thông tin, chủ động ứng phó.

Người dân thị xã Thái Thái Hòa tiến hành chặt cành cây có nguy cơ gãy đổ; gia cố các vật dụng dễ rơi. Ảnh: Hoàng Long
Người dân thị xã Thái Thái Hòa tiến hành chặt cành cây có nguy cơ gãy đổ; gia cố các vật dụng dễ rơi. Ảnh: Hoàng Long

                                   Hải Yến - Hoàng Long

* Để chủ động phòng tránh cơn bão số 10, bà con nông dân huyện Tân Kỳ đang tập trung huy động mọi lực lượng thu hoạch lúa mùa sớm. 

Trên tất cả các cánh đồng, nhà nhà người người tập trung gặt lúa với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”.

Bà con nông dân huyện Tân Kỳ tập trung lúa mùa. Ảnh: Lam Giang
Bà con nông dân huyện Tân Kỳ tập trung lúa mùa. Ảnh: Lam Giang

Ông Ngô Xuân Hợi - Chủ nhiệm Hợp tác xã Nghĩa Đồng cho biết: Năng suất bình quân lúa mùa đạt 2,3 tạ/sào, thấp so với bình quân cùng kỳ năm ngoái từ 0,3 - 0,5 tạ/sào. Cơ cấu lúa chủ yếu lúa thuần, thời tiết thất thường, diễn biến sâu bệnh nhiều và phức tạp, nên có được kết quả này cũng đã là cả sự dày công cố gắng của đại phương và người dân.

                                     Lam Giang

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 10, thị xã Hoàng Mai đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp bảo vệ tài sản, tính mạng cho nhân dân.

UBND thị xã đã ban hành các công điện cấm tàu thuyền ra khơi từ 7h sáng 14/9 và kêu gọi tàu thuyền vào bờ trú tránh bão. Toàn thị xã có 916 tàu thuyền với gần 5.900 lao động, hiện đã có 718 tàu thuyền về neo đậu tại các bến cảng, âu thuyền và 182 tàu thuyền đang trên đường trở về. Các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản cũng đã được người dân kéo vào sát bờ.

Tàu thuyền về neo trú tránh bão. Ảnh: Thanh Thủy
Tàu thuyền về neo trú tránh bão. Ảnh: Thanh Thủy

Phòng Kinh tế Thị xã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh việc thu hoạch các diện tích lúa và hoa màu. Tổng diện tích sản xuất vụ hè thu gần 2.300 ha, trong đó có hơn 1.200 ha lúa. Thời điểm này, bà con đang tích cực ra đồng thu hoạch lúa và đã gặt xong hơn 430 ha, các cây trồng khác cơ bản đã thu hoạch xong.

UBND thị xã cũng đã phân công cán bộ phụ trách các xã, phường trực tiếp xuống địa bàn đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị phương châm 4 tại chỗ", chủ động phương án bảo vệ các công trình, hồ chứa, di dời người dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

phòng chống bão . Ảnh: Lê thạch
Bộ đội biên phòng Nghệ An giúp dân neo đậu tàu thuyền trước bão . Ảnh: Lê Thạch

tính đến 16h30 ngày 14/9, 100% tàu thuyền của bà con ngư dân Hoàng Mai đã vào nơi tránh trú bão an toàn. Nhiều tàu cá mới ra khơi được vài ngày cũng vội vã trở về.

Thị xã Hoàng Mai có 916 tàu thuyền với gần 5.900 lao động, trong đó có 347 tàu có công suất lớn trên 90 CV khai thác xa bờ. UBND thị xã đã yêu cầu các địa phương sử dụng thiết bị Icom liên lạc kêu gọi tàu thuyền vào bờ. Hiện các tàu cá khai thác gần bờ đã trở về neo đậu tại cảng Lạch Cờn, còn những tàu thuyền ở xa không kịp trở về đã kịp thời neo tránh tại các bến Vân Đồn, Cát Bà, Quảng Bình, Lạch Bạng, Cô Tô...

100% tàu thuyền ở Hoàng Mai đã vào nơi trú bão an toàn. Ảnh: Thanh Thủy
100% tàu thuyền ở Hoàng Mai đã vào nơi trú bão an toàn. Ảnh: Thanh Thủy


Có những tàu cá mới ra khơi được 2 ngày, sản lượng khai thác chưa được nhiều nhưng bà con vẫn chấp nhận lỗ để trở về đảm an toàn tính mạng và tài sản. Sau khi về đến cảng, bà con đã khẩn trương bán hết số lượng cá đã khai thác, thu dọn ngư lưới cụ, sử dụng mỏ neo để neo đậu tàu thuyền, dùng lốp cao su buộc quanh thân tàu nhằm tránh va đập gây hư hỏng thân vỏ.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của thị xã đã chia thành nhiều tiểu ban trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, nhắc nhở bà con chủ động có phương án phòng chống bão. 

Thanh Thủy

Để chủ động phòng chống bão, huyện Quỳ Hợp đã lên các phương án đồng bộ để ứng phó. Cùng với thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại các địa phương, huyện đã thông báo dừng các cuộc họp không cần thiết. Theo đó, ra công văn chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bão, lên phương án di dời người, tài sản những nơi trũng thấp, gần khe suối có nguy cơ sạt lở cao. Trước, trong và sau bão, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt huyện trực 24/24h, đảm bảo phương án 4 tại chỗ để đối phó với tình hình diễn biến của cơn bão số 10.

Hiện nay, một số diện tích lúa hè thu trên địa bàn đã chín, huyện tuyên truyền bà con nông dân khẩn trương thu hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. 

bão số 10. Ảnh: Thu Hường
Bà con trên địa bàn huyện Quỳ Hợp gặt lúa chạy bão. Ảnh: Thu Hường

Trước đó, vào tối 13/9, tại Quỳ Hợp đã có mưa to khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, nước đầu nguồn đã bắt đầu đổ về các sông suối, đã xuất hiện sạt lở với chiều sâu 3 m, chiều dài hơn 50 m dọc sông Dinh, đoạn qua các xóm Cốc Mẳm, Sợi Dưới, Sơn Tiến, xã Thọ Hợp. Cũng vào tối qua, nước dâng nhanh vào ban đêm đã làm 2 cầu tre tạm của xóm Sơn Tiến và Cốc Mẳm, xã Thọ Hợp bị nước cuốn trôi.

Thu Hường

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 10, huyện Yên Thành đang tập trung kiểm tra, rà soát, sẵn sàng các phương án theo phương châm “4 tại chỗ”.

Trong ngày 14/9, các thành viên PCLB của huyện đã về cơ sở, đôn đốc, chỉ đạo nhân dân phát tỉa cây cối, chằng chống nhà cửa, đặc biệt là công tác vận hành an toàn các công trình thủy lợi do địa phương quản lý; huy động lực lượng, máy móc trục vớt bèo tây, khơi thông dòng chảy trên hệ thống 5 tuyến kênh tiêu chính và 9 kênh tiêu phụ, tránh tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn kéo dài.

Chiều ngày 14/9, các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Thành và ngành chủ quản đã trực tiếp kiểm tra tại hồ chứa nước Đồn Húng, xã Hùng Thành. Ảnh: Thái Dương
Chiều ngày 14/9, các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Thành và ngành chủ quản đã trực tiếp kiểm tra tại hồ chứa nước Đồn Húng, xã Hùng Thành. Ảnh: Thái Dương
 Ngành điện Yên Thành phát tỉa cây cối có hệ thống đường dây đi qua. Ảnh: Thái Dương
Ngành điện Yên Thành phát tỉa cây cối có hệ thống đường dây đi qua. Ảnh: Thái Dương

Đối với các xã vùng hồ đập, chủ động phương án ứng cứu sự cố vỡ đập; phương án xã nước hợp lý, hạn chế ảnh hưởng thiệt hại ở vùng hạ lưu, đồng thời  bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các công trình xung yếu, sẵn sàng các phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Gia đình bà Ngô Thị Thanh ở xóm Phú Tập, xã Khánh Thành kê kích tài sản, đối phó với mưa bão. Ảnh: Thái Dương
Gia đình bà Ngô Thị Thanh ở xóm Phú Tập, xã Khánh Thành kê kích tài sản, đối phó với mưa bão. Ảnh: Thái Dương

Riêng đối với 12 xã vùng sâu trũng, nhân dân đã chuẩn bị thuyền bè để làm phương tiện đi lại, chủ động kê kích nơi để lương thực, tài sản và  nơi ở khi có nước lũ tràn về và thực hiện các phương án tiêu úng, bảo vệ an toàn 450 ha cây trồng vụ đông vừa mới gieo trồng.

Thái Dương

* Tại huyện Thanh Chương, để ứng phó với cơn bão số 10, ngay từ ngày 13/9 Huyện ủy và UBND huyện đã ban hành công điện hỏa tốc, yêu cầu các ngành và địa phương thực hiện nhiều nội dung phần việc cụ thể. Tập trung tuyên truyền sâu rộng về mức độ nguy hiểm của cơn bão cho người dân biết để chủ động đề phòng. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó lũ quét, sạt lở đất, các hồ chứa xung yếu; có phương án di dời dân, đặc biệt là các khu vực hồ chứa, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Cán bộ viên chức các cơ quan ở Thanh Chương khẩn trương chặt tỉa cây cối phòng chống bão số 10. Ảnh: Đình Hà
Cán bộ viên chức các cơ quan ở Thanh Chương khẩn trương chặt tỉa cây cối phòng chống bão số 10. Ảnh: Đình Hà

Kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư, các nhà thầu có biện pháp bảo đảm an toàn các công trình đang thi công, nhất là các công trình hồ chứa, các công trình liên quan đến đê điều, công trình liên quan đến phòng, chống lụt, bão. Khẩn trương chỉ đạo nhân dân thu hoạch nhanh các loại cây trồng vụ Hè thu nhất là cây lúa, đảm bảo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, có phương án bảo vệ các lồng, bè nuôi cá trên các sông, suối, hồ đập chưa đến kỳ thu hoạch. Kiểm tra hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, chuồng trai, phát sẻ cây cối đảm bảo an toàn đường điện và bảo vệ nhà cửa. 

Yêu cầu tất cả các cơ quan đơn vị phải tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi diễn biến bão, thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình thiệt hại và các sự cố cho cấp trên một cách kịp thời.

Sau hội nghị trực tuyến ngay từ trưa ngày 14/9 Huyện ủy - UBND huyện đã tổ chức nhiều đoàn công tác trực tiếp cơ sở để chỉ đạo công tác PCLB./.

Đình Hà

Để đảm bảo an toàn cho các ngư dân và phương tiện tàu thuyền khi cơn bão số 10 đổ bộ, các đơn vị, địa phương huyện Quỳnh Lưu đã kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn.

Sau kỳ nghỉ trăng, tàu cá NA - 96368TS ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu đã tiếp nhiên liệu, thực phẩm… để cho chuyển biển mới. Tuy nhiêu, mới ra khơi đánh bắt được 5 đêm, tàu thu về được hơn 10 tấn cá các loại thì nghe thông tin cơn bão số 10 sẽ đổ bộ vào đất liền nước ta nên tàu đã nhanh chóng quay về cảng Lạch Quèn.

Sau khi bán hết cá, anh em thuyền viên đã nhanh chóng thu dọn ngư lưới cụ, neo đậu và chằng dây để tránh va đập khi gió lớn. Anh Lê Văn Bảng, thuyền viên tàu NA - 96368 cho hay, anh em đang làm ngoài biển, sau khi nghe được cơn bão số 10 vội chạy về bến cho an toàn, mới đi ít hôm nói chung cũng có thu nhập nhưng không đáng kể.

Để đảm bảo tính mạng các ngư dân và phương tiện đang khai thác trên biển, Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận đã phối hợp với chính quyền địa phương và các gia đình có người thân đang tham gia khai thác trên biển biết thông tin, diễn biến của cơn bão số 10. Nên hầu hết các phương tiện khai thác xa bờ đã nhanh chóng thu dọn ngư lưới cụ để về tránh trú bão.

Nhiều thương lái thu mua hải sản khẩn trương vận chuyển cá lên xe đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Thúy Nga
Nhiều thương lái thu mua hải sản khẩn trương vận chuyển cá lên xe đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Thúy Nga

Anh Trần Đại Lợi chủ tàu NA - 95789 cho biết, tàu mới ra khơi khai thác được 2 đêm, nhưng nghe thông tin bão số 10 sẽ đổ bổ vào khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh và là cơn bão rất mạnh, vì vậy, anh đã chỉ đạo các thuyền viên khẩn trương hoàn tất công việc để về bến. Bên cạnh đó, anh Lợi còn điện đàm cho các tàu trong tổ khai thác để kịp thời về nơi tránh trú bão an toàn.

Toàn huyện Quỳnh Lưu có gần 1.300 phương tiện tàu thuyền, là địa phương có tổng số tàu thuyền lớn nhất tỉnh. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân,  huyện Quỳnh Lưu đã ra Công điện yêu cầu các xã vùng biển khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về bến neo đậu, tuyệt đối cấm không cho tàu ở lại trên biển.

Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận thường xuyên liên lạc với các chủ tàu cá để nắm bắt tình hình di chuyển tránh trú bão; đối với những tàu cá nếu hoạt động xa bờ, không vào bờ kịp phải tìm chỗ neo đậu phù hợp, đảm bảo an toàn.

Cơn bão ngày càng tiến sâu vào đất liền nên công tác thu dọn ngư lưới cụ của các phương tiện tàu thuyền cũng khẩn trương hơn. Ảnh: Thúy Nga
Cơn bão ngày càng tiến sâu vào đất liền nên công tác thu dọn ngư lưới cụ của các phương tiện tàu thuyền cũng khẩn trương hơn. Ảnh: Thúy Nga

Tính đến 17h chiều ngày 14/9, toàn huyện đã có hơn 1.000 phương tiện về bến neo đậu, 67 chiếc đang trên đường vào, 55 chiếc tránh trú bão ở tỉnh Quảng Bình và thị xã Cửa Lò. Dự kiến đến cuối chiều ngày 14/9, số tàu thuyền trên sẽ về nơi neo đậu an toàn. 

Thúy Nga

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi. 

Giá vàng

Vàng tăng giảm trái chiều; Tỷ giá USD đi lên

(Baonghean.vn) - Vàng trong nước tăng giá mạnh, ngược lại trên thế giới đột ngột giảm sốc; Tỷ giá USD "phăm phăm" đi lên; Thị trường dầu thô thế giới vượt mốc 92 USD/thùng, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 13/4.