Nghệ An: Mỗi năm thu 380 tỷ đồng từ các dự án thuỷ điện

(Baonghean) - Với đặc điểm địa hình, thời tiết, Nghệ An được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển thuỷ điện. Báo Nghệ An phỏng vấn ông Hoàng Văn Tám - Giám đốc Sở Công Thương về tình hình đầu tư phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh.

PV: Xin ông cho biết hiện nay Nghệ An có bao nhiêu dự án được phê duyệt?

Ông Hoàng Văn Tám: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 46 dự án thuỷ điện được phê duyệt, công suất 1.401,5 MW. Trong đó: Quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia được Thủ tướng phê duyệt tổng công suất 1.011MW, gồm 8 dự án: Bản Vẽ 320MW, Hủa Na 180MW, Khe Bố 100MW, Bản Mồng 42MW, Thác Muối 53 MW; Chi Khê 41 MW; Mỹ Lý 180 MW, Nậm Mô 1 95 MW.

Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt gồm 24 dự án với tổng công suất 287,8MW và  Quy hoạch thủy điện nhỏ được UBND tỉnh phê duyệt gồm 14 dự án với tổng công suất 102,8MW.

Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra dự án Thủy điện Chi Khê (Con Cuông).Ảnh: Văn Trường
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra dự án Thủy điện Chi Khê (Con Cuông). Ảnh: Văn Trường

Từ thực tế quá trình nghiên cứu dự án của các nhà đầu tư và tình hình triển khai quy hoạch tại Nghệ An, đã loại bỏ khỏi quy hoạch 14 dự án thủy điện (35,15MW) thuộc quy hoạch có quy mô nhỏ, hiệu quả dự án không cao.

Như vậy, trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn lại 32 dự án đã được phê duyệt với  tổng công suất 1.356,9 MW.

PV: Ông đánh giá như thế nào về công tác quy hoạch các dự án thuỷ điện hiện nay?

Ông Hoàng Văn Tám: Nghệ An có nguồn thuỷ năng tương đối phong phú nhờ có mạng lưới sông suối có độ dốc cao, phân bố chủ yếu trên các huyện miền núi.  Đây là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh, là nguồn năng lượng sạch có khả năng tái tạo, cần được khai thác một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững. Để khai thác hết nguồn thủy năng của tỉnh, trong những năm gần đây nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển KT-XH của cả nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng, Bộ Công Thương và UBND tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch thủy điện và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư xây dựng. 

Đối với quy hoạch các dự án thủy điện lớn như Bản Vẽ, Khe Bố, Hủa Na, Chi Khê, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN nghiên cứu thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền. Các quy hoạch này do các cơ quan tư vấn chuyên ngành có kinh nghiệm thuộc EVN nghiên cứu.

Trong đó, đã cập nhật hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên lưu vực (đặc biệt là vấn đề khai thác, sử dụng nước, chống lũ…); nghiên cứu kết hợp nhiệm vụ điều tiết lưu lượng về mùa kiệt và cắt giảm lũ cho hạ du; nghiên cứu kết hợp khai thác thủy điện tại một số công trình thủy lợi. Quá trình thẩm định phê duyệt quy hoạch đã được Bộ Công Thương tổ chức đúng quy trình, thủ tục, với sự tham gia thẩm tra của các cơ quan tư vấn và ý kiến của các cơ liên quan. Đến nay hầu hết các dự án đã thực hiện đều đúng theo quy hoạch được phê duyệt.

Thủy điện Bản Vẽ.	Ảnh: Tùng Chi
Thủy điện Bản Vẽ. Ảnh: Tùng Chi

Các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu nằm rải rác trên các sông suối nhánh, trên địa bàn tỉnh thuộc các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, các tài liệu cơ bản (khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất) còn thiếu hoặc hạn chế, điều kiện khảo sát thực địa phức tạp… 

Mặt khác, tình hình đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết tại khu vực các dự án thủy điện nhỏ còn khó khăn, có nhiều nơi chưa có nên dự án triển khai chậm ảnh hưởng đến công tác quản lý và thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với điều kiện thực tế.

PV: Hiện nay tiến độ xây dựng thuỷ điện trên địa bàn như thế nào, thưa ông?

Ông Hoàng Văn Tám: Đến thời điểm hiện nay có 11 dự án thủy điện đang xây dựng (gồm: Thủy điện Sông Quang, Châu Thôn, Nhạn Hạc, Đồng Văn, Chi Khê, Khe Thơi, Xoóng Con, Ca Nan 1, Ca Nan 2, Nậm Giải, Ca Lôi) có tổng công suất 219,4 MW; 03 dự án đang triển khai lập dự án đầu tư và nghiên cứu (gồm: Nậm Mô 1, Mỹ Lý, Bản Mồng)  có tổng công suất 317 MW; 01 dự án đang chuẩn bị khởi công (Tiền Phong) có tổng công suất 6 MW; 04 dự án còn lại đang nghiên cứu có tổng công suất 71 MW.

Đối với 11 dự án đang triển khai xây dựng theo cam kết của các nhà đầu tư các dự án này sẽ được đưa vào vận hành khai thác trong những năm từ 2017 đến 2020 với tổng công suất lắp máy 219,4MW khi đó sẽ cung cấp lượng điện năng đáng kể góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tạo nguồn thu cho ngân sách và giải quyết một số việc làm cho một số lao động trên địa bàn. 

PV: Xin ông cho biết, đối với dự án đã vận hành phát điện thì tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?

Ông Hoàng Văn Tám: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 dự án phát điện với tổng công suất 739,5MW, sản lượng điện phát lên lưới điện Quốc gia 2,2 tỷ kWh/năm; hàng năm nộp các loại thuế, phí khoảng 380,0 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động, trong đó chủ yếu là lao động địa phương.

Cũng xin được nói thêm, quy trình vận hành hồ chứa các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đều được Chính phủ và Bộ Công Thương phê duyệt. Trong quá trình vận hành nhà máy theo quy trình được phê duyệt, có sự phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương để phục vụ cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng chống lũ cho hạ du./.

P.V: Xin cảm ơn ông!

Tùng  Chi

(Thực hiện)

tin mới

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.