Nuôi dê hàng hóa ở Nghệ An - Kẻ khóc, người cười

(Baonghean.vn) - Chăn nuôi dê hàng hóa được xác định là hướng phát triển kinh tế ở nhiều địa phương tại Nghệ An. Tuy nhiên, do chưa xây dựng được chuỗi liên kết nên đầu ra còn lắm bấp bênh. Như tại 2 địa phương sát nhau là huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa, người nuôi dê "nơi thì khóc, nơi thì cười".

Theo thông tin từ người dân, khoảng 1 năm trở lại đây, giá dê sụt giảm khiến hơn 1.000 hộ chăn nuôi ở huyện Nghĩa Đàn gặp khó khăn, người dân đang loay hoay chưa xác định được việc nuôi con gì để có lãi(!?)

Anh Trần văn Minh ở xóm 18, xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn) đang giữ tổng đàn trong lo lắng vì giá dê thương phẩm sụt giá, mong thời gian tới giá sẽ tăng lên. Ảnh: Đinh Thùy
Anh Trần văn Minh ở xóm 18, xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn) đang giữ tổng đàn trong lo lắng vì giá dê thương phẩm sụt giá, mong thời gian tới giá sẽ tăng lên. Ảnh: Đinh Thùy

Trước tình hình giá lợn, trâu bò giảm, đầu ra không ổn định, nhiều nông dân Nghĩa Đàn đã chuyển hướng sang chăn nuôi dê. Hiện nay, trên toàn huyện đàn dê đã phát triển mạnh với 23.000 con, hơn 1.000 hộ dân chăn nuôi. 

Thực tế đã có nhiều gia đình thoát nghèo và khá giả từ con vật được xem là đầu ra an toàn này. Tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây, giá dê sụt giảm mạnh gây khó khăn cho không ít hộ nuôi dê.

Anh Trần Văn Minh ở xóm 18, xã Nghĩa Trung nuôi dê đã được hơn 8 năm nay; đàn dê của gia đình năm nào cũng ổn định 30 con. Theo tính toán của anh Minh, với 12 con dê  cái, mỗi năm xuất bán được 20 con dê thịt, thu nhập khoảng 40 triệu đồng.

"Thế nhưng, bây giờ giá dê giảm mạnh, nên nguồn thu cũng giảm mất nửa. Như năm ngoái dê đực có giá 200.000 - 230.000 đồng/kg, hiện tại chỉ còn 100.000 - 110.000 đồng/kg; dê cái loại đẹp 70.000 đồng/kg, nay giảm còn 40.000 - 60.000 đồng/kg" - anh Minh cho biết.

Mặc dù vậy, gia đình anh Minh cùng nhiều gia đình nuôi dê trong xã vẫn  "bám nghề” với hi vọng giá dê sẽ tăng lên. Tuy nhiên, một số hộ đã chuyển sang chăn nuôi các loại con khác.

Tình trạng giá dê xuống thấp đã gây khó khăn cho nhiều hộ nông dân ở Nghĩa Đàn. Ảnh: Đinh Thùy
Tình trạng giá dê xuống thấp đã gây khó khăn cho nhiều hộ nông dân ở Nghĩa Đàn. Ảnh: Đinh Thùy

Ông Nguyễn Hùng Thắng - Chủ tịch Hội nông dân xã Nghĩa Trung cho biết: Những năm gần đây đàn dê tăng nhanh; so với các con vật khác thì đầu ra con dê khá thuận lợi, tuy nhiên năm nay giá dê rớt giá gây khó khăn cho người nuôi. Hội nông dân khuyến khích bà con thành lập các tổ liên kết để vừa trao đổi kinh nghiệm vừa hỗ trợ nhau trong tiêu thụ sản phẩm.

Nuôi dê là nghề không vất vả nhưng phải theo dõi thường xuyên để phòng dê có bị đầy hơi chướng bụng, lở mồm long móng để chữa bệnh kịp thời. 

Qua trao đổi, ông Nguyễn Văn Nam -  Phó phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn cho biết: Thời gian qua, huyện cũng định hướng nông dân chú trọng chăn nuôi theo hướng sản phẩm sạch; thành lập các tổ liên kết để hỗ trợ nhau trong kinh nghiệm và tìm đầu ra. Tuy nhiên, hiệu quả mới chỉ dừng lại ở hỗ trợ về mặt kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, đầu ra sản phẩm vấn là vấn đề mà các cấp ngành trên địa bàn huyện đang quan tâm.

Trong khi ở Nghĩa Đàn hàng nghìn hộ dân kêu ca về giá dê thì ở gần bên là TX Thái Hòa, người dân ở xóm Phú Tân, xã Tây Hiếu lại vui mừng khi xuất được 500 tấn, thu lãi gần 6 tỷ đồng.

Nhiều gia đình ở xã Tây Hiếu- TX Thái Hòa đầu tư nuôi dê hàng hóa với tổng đàn lớn. Ảnh: Quang Huy
Nhiều gia đình ở xã Tây Hiếu - TX Thái Hòa đầu tư nuôi dê hàng hóa với tổng đàn lớn. Ảnh: Quang Huy

Gia đình ông Nguyễn Trọng Hùng là một trong hai hộ nuôi dê thịt đầu tiên của xóm Phú Tân, xã Tây Hiếu cách đây 4 năm về trước. Ban đầu ông chỉ nuôi 5 con. Thế nhưng càng về sau khi thấy hiệu quả kinh tế từ việc nuôi dê thịt mang lại lợi nhuận hơn hẳn các con khác gia đình đã quyết định chuyển hẳn sang nuôi dê thịt xuất bán.

Số lượng dê của gia đình cứ thế tăng lên 15 con rồi 20 con và có thời điểm lên tới 40 con dê thịt. Đều đặn mỗi năm từ 3 đến 4 lứa dê xuất bán. “ Tôi thấy rằng nuôi dê thịt hiệu quả hơn nhiều so với việc nuôi bò hay nuôi gà, nuôi lợn. Loại này dễ nuôi, đầu ra ổn định. Nói chung gia đình tôi nhờ nuôi dê mà có của ăn của để, con cái học hành rồi sắm sanh xe cộ, nhà cửa” - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Hùng sau 4 năm nuôi dê thịt.

Hiện 1/3 hộ trong xóm Tân Phú nuôi dê. Giống dê ở đây được người dân lựa chọn là dê cỏ, tất cả đều là dê đực. Theo các hộ nuôi dê ở đây chia sẻ: Muốn dê phát triển tốt thì trong 10 ngày đầu sau khi mua giống phải tiến hành tiêm phòng chống cảm cúm; sổ giun; ký sinh trùng…Nhất là vào mùa lạnh như hiện nay thì phải che chắn cẩn thận, tránh gió và mưa.

Nếu nuôi tốt bình quân khoảng 2,5 – 3 tháng người nuôi có thể xuất bán. Hiện nay, toàn bộ dê của xóm Phú Tân được các thương lái ở Ninh Bình, Thanh Hóa vào tận nơi để thu mua. Với giá bán bình quân 112 nghìn đồng/kg. Vào thời điểm giáp tết như hiện nay các hộ nuôi dê thịt ở đây đang tăng đàn. 

Các hộ ở Tây Hiễu chăm sóc đàn dê. Ảnh: Quang Huy
Các hộ ở xã Tây Hiếu (TX Thái Hòa) chăm sóc đàn dê. Ảnh: Quang Huy

Mỗi năm, xóm Phú Tân xuất bán ra thị trường trên 500 tấn dê thương phẩm. Theo tính toán của các hộ nuôi dê, nếu cả vốn lẫn lãi bình quân mỗi năm 3 lứa, cả xóm cũng thu trên 18 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đình Châu – Chủ tịch UBND xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa khẳng định “ Mô hình nuôi dê thịt ở xóm Phú Tân là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. Địa phương có lợi thế về diện tích vườn, đồi rất thích hợp cho việc nuôi dê. Do vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này ở nhiều xóm khác để tăng thu nhập cho bà con”

Để phục vụ hàng tết, hiện nay mỗi hộ nuôi dê ở đây đã tăng đàn bình quân thêm từ 10 – 15 con/hộ nuôi. Người dân Phú Tân coi dê là những con vật “cứu cánh” giúp họ thoát nghèo, làm giàu chính đáng...

 » Cả tỉnh Nghệ An chỉ có 7 chuỗi liên kết chăn nuôi

Đinh Thùy -  Thu Trang – Quang Huy

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.