Bi kịch hai người phụ nữ chung chồng gần nửa thế kỷ

(Baonghean) - Hai người phụ nữ hoàn toàn xa lạ, có chung một người đàn ông đã mất gần 20 năm, có thể xem họ là hai mảnh ghép của một số phận, cùng song hành đến những năm tháng cuối đời.

Giữa làng Khe Bố, xã Tam Quang (Tương Dương) có một ngôi nhà nhỏ, cũ kỹ và già nua như chính chủ nhân của nó – bà Hồ Thị Xuân (93 tuổi) và Lê Thị Thanh (76 tuổi). Hai người là vợ của ông Lê Văn Qúy (mất năm 2000), giờ hai tấm thân già nua ấy đang héo hắt cùng năm tháng, phần cuối cuộc đời gánh chịu bao nỗi cay đắng, éo le. Bà Xuân đã già yếu lắm, không thể tự mình ngồi dậy để ăn uống và vệ sinh cá nhân.

Việc ăn uống cũng thất thường, bữa ăn, bữa bỏ. Mùa hè đến rồi nhưng vẫn khoác chiếc áo len, vấn khăn lên đầu và đắp vỏ chăn nhung. Còn bà Thanh cũng không còn khỏe nhưng khá minh mẫn, còn nhớ nhiều chi tiết và diễn biến cuộc đời suốt gần 50 năm qua. Hai tấm thân già nương tựa lẫn nhau, chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày chủ yếu nhìn vào khoản tiền trợ cấp dành cho người cao tuổi của bà Xuân.

Ngôi nhà nhỏ của bà Hồ Thị Xuân và Lê Thị Thanh ở làng Khe Bố, xã Tam Quang (Tương Dương)
Ngôi nhà nhỏ của bà Hồ Thị Xuân và Lê Thị Thanh ở làng Khe Bố, xã Tam Quang (Tương Dương). Ảnh: Hồ Phương

Bà Thanh chia sẻ: “Chuyện của chúng tôi rất dài và lắm nỗi éo le, có cả nụ cười và nước mắt, nhưng nụ cười ít, nước mắt nhiều. Người ta thường nói cảnh chung chồng với bao điều ngang trái và bất hòa, với chúng tôi gần như không có...”. Theo trí nhớ bà Thanh, bà Xuân quê ở Quỳnh Lưu, còn ông Qúy quê Thanh Chương, hai người gặp gỡ và đến với nhau ở vùng xuôi, cả hai đều nghèo khổ.

Năm 1952, sau khi làm lễ cưới, hai vợ chồng dắt díu nhau lên vùng Khe Bố tìm kế sinh nhai. Lên vùng đất mỏ này, đôi vợ chồng trẻ dựng túp lều ven sông để làm chỗ che mưa, tránh nắng, hàng ngày chồng xuống sông chài cá để bán, vợ làm nghề sàng gạo và gánh nước thuê. Cuộc mưu sinh rất đỗi vất vả và gian nan, cái ăn bữa no, bữa đói nhưng vợ chồng luôn hòa thuận và yêu thương nhau hết lòng.

Nhưng chờ mãi, chờ mãi người vợ không thấy dấu hiệu mang thai. Rồi 17 năm lướt qua thật nhanh, người phụ nữ ấy chấp nhận sự thật mình không thể “đơm hoa, kết trái”, và không đành để chồng không có người nối dõi. Gạt đi sự ích kỷ của người phụ nữ, bà Xuân quyết định tìm người khác thế vị trí của mình với niềm hy vọng người vợ thứ hai sẽ sinh cho ông Qúy những đứa con, để ông không mắc lỗi với tổ tiên, dòng họ, không còn chịu tiếng thị phị của người đời.

Bà Hồ Thị Xuân đã già yếu, trời mùa hè vẫn phải mặc áo leo và choàng khăn
Bà Hồ Thị Xuân đã già yếu, trời mùa hè vẫn phải mặc áo leo và choàng khăn. Ảnh: Công Kiên

Còn bà sẵn sàng chấp nhận lùi lại phía sau, chấp nhận cảnh chồng vỗ về, ân ái với người vợ mới. Sau bao đêm tỉ tê bàn bạc điều hơn, lẽ thiệt, cuối cùng bà Hồ Thị Xuân đã thuyết phục được chồng đồng ý lấy thêm vợ lẽ. Người phụ nữ bà Xuân chọn làm vợ cho chồng mình là Lê Thị Thanh – cô gái cùng làng, gia cảnh nghèo và cũng gặp phải bao nỗi éo le. Năm 1969, Bà Thanh nhận làm vợ lẽ ông Qúy, cả 3 người sống chung trong căn nhà nhỏ ven sông.

Đó là những năm tháng chiến tranh, cái đói, cái nghèo cứ vây bủa và đeo bám nhưng ai cũng dặn lòng phải cố gắng vượt qua. Qủa thật, bà Xuân đã không chọn nhầm người cho chồng, bởi sau một thời gian bà Thanh lần lượt sinh hạ 6 người con cả trai, cả gái. Mỗi khi một đứa con chào đời, ông Qúy mừng như bắt được vàng, làm lụng vất vả nhưng vẫn tươi cười và tỏ ra mãn nguyện.

Những lúc như thế, bà Xuân không tránh khỏi nỗi chạnh lòng về thân phận, nhưng rồi người phụ nữ giàu lòng vị tha ấy đã kịp nén chặt tất cả để nở nụ cười và rỏ những giọt nước mắt hạnh phúc. Mỗi khi bà Thanh ở cữ, bà Xuân lo chăm sóc, cơm nước, vào rừng tìm các loại cây thuốc bổ dưỡng, tăng nguồn sữa để các con được khỏe mạnh, cứng cáp.

Bà Lê Thị Thanh kể lại câu chuyện cuộc đời
Bà Lê Thị Thanh còn khá minh mẫn, kể lại câu chuyện cuộc đời. Ảnh: Hồ Phương

Những đứa con lớn thêm một tý, bà Xuân và người mẹ đẻ lại cùng nhau bón từng thìa cháo, bát cơm, có lúc ăn củ sắn, củ mài để nhường miếng ngon cho con trẻ. Sáu đứa con bà Thanh sinh ra, bà Xuân ngỡ rằng đó là niềm hạnh phúc của đời mình, niềm mong mỏi và sự hy sinh được đền đáp.

Cứ ngỡ những suy tính của mình là hợp lẽ, từ nay sẽ tiếp tục làm lụng, cùng chồng và em (bà Thanh nhận làm em) nuôi con khôn lớn. Nhưng cuộc đời lắm nỗi trớ trêu, trong cảnh đói khổ, bần hàn, những đứa trẻ thường xuyên đau ốm, bệnh tật, gia cảnh thêm đói kém muôn phần. Rồi 3 người con nhỏ lần lượt từ bỏ cuộc đời, bỏ lại nỗi đau cho bố mẹ.

Dù không rứt ruột đẻ ra nhưng bà Xuân cũng vô cùng đau đớn, đau vì trời đã giáng bất hạnh xuống người chồng của mình, đau vì niềm mong ước không trọn vẹn. May chăng, còn lại 3 người con ngày một lớn khôn, là nguồn động viên và hạnh phúc của cả gia đình. Bà Xuân cùng với bố mẹ đẻ ra sức nuôi nấng, chăm sóc, hy vọng sau này lớn lên không thành đạt thì cũng trở thành những người tốt.

Hai người phụ nữ nương tựa vào nhau trong những năm tháng cuối đời
Bà Xuân và bà Thanh - hai người vợ của ông Lê Văn Qúy nương tựa vào nhau trong những năm tháng cuối đời. Ảnh: Công Kiên

Nhưng rồi, chúng lớn lên đúng vào lúc “cơn bão” ma túy bắt đầu ập xuống vùng đất Tương Dương, làng Khe Bố cũng nằm trong “mắt bão”. Những đứa con của ông Qúy không tránh khỏi được cám dỗ và bị “con ma trắng” đeo bám. Một đứa sớm mắc bệnh rồi từ dã cuộc đời, người cha ấy buồn vô hạn nên đã từ giã cuộc đời, bỏ lại hai người vợ già yếu và hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn.

Còn hai người mẹ cũng đau xót tận tim gan, cố chôn chặt xuống đáy lòng. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, lại quặn lòng khi hai đứa con tiếp tục vào con đường nghiện ngập, đến mức phải lìa bỏ cuộc đời. Vậy là, sau mấy chục năm, hai người phụ nữ ấy lại “trắng tay”. Giờ đây, họ đã bước vào tuổi “gần đất, xa trời”, không còn ai để làm điểm tựa, sống lặng lẽ như hai chiếc bóng dưới mái nhà lụp xụp, cùng nương tựa vào nhau giữa ồn ã của dòng đời...

Công Kiên - Hồ Phương

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.