Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên – văn hóa vì sinh kế người dân

(Baonghean.vn) – Chiều 30/11/2017, Bảo tàng Thiên Việt Nam phối hợp với BQL Khu DTSQ Tây Nghệ An tổ chức Hội thảo 'Mô hình Bảo tàng thiên nhiên – văn hóa mở tại Khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An'. 

Rừng săng lẻ Tương Dương. Ảnh: T.L
Rừng săng lẻ Tương Dương. Ảnh: T.L

Hội thảo được tổ chức tại huyện Con Cuông với sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Trung Minh – Tổng giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; TS. Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí – Chủ tịch, Tổng thư ký Uỷ ban Quốc gia Chương trình con người và mô hình sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam); ông Nguyễn Tiến Lâm – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Nghệ An; các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên;  đại diện BQL các khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới tại Việt Nam và lãnh đạo huyện Con Cuông.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Công Kiên
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Công Kiên

Là Khu DTSQ thứ 6 của Việt Nam được UNESCO công nhận, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có sự đa dạng sinh học cao cao về thành phần các loại động, thực vật, cũng là nơi sinh sống của các dân tộc: Thái, Mông, Khơ mú, Kinh, Thổ, Ơ đu với những nét văn hóa đặc sắc.

Để những giá trị của Khu DTSQ thế giới miền Tây Nghệ An được phổ biến rộng rãi hơn nữa, cùng với việc kiện toàn bộ máy quản lý, việc xây dựng mô hình Bảo tàng Thiên nhiên – văn hóa mở sẽ hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và diễn giải, quảng bá các giá trị thiên nhiên và văn hóa là thực sự cần thiết. Những bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống sẽ cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu, tham quan và hưởng thụ văn hóa.

Các chuyên gia và nhà khoa học tham quan phòng trưng bày tại BQL Vườn quốc gia Pù Mát.
Các chuyên gia và nhà khoa học tham quan phòng trưng bày tại BQL Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Công Kiên

Tại Hội thảo, các chuyên gia khẳng định mô hình Bảo tàng Thiên nhiên – văn hóa mở còn tạo ra tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch bền vững, góp phần sinh kế cho người dân địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên, bảo tồn bản sắc văn hóa, giữ gìn an ninh – quốc phòng của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.

Ông Nguyễn Tiến Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An
Ông Nguyễn Tiến Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An nêu ý kiến về việc tăng cường công tác quảng bá để du khách gần xa tìm đến khám phá Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Ảnh: Công Kiên

Hội thảo có 6 tham luận được trình bày và nhiều ý kiến thảo luận, nội dung tập trung cung cấp những dẫn liệu cập nhật mới về các giá trị thiên nhiên tiêu biểu và văn hóa đặc trưng tại Khu Dự trữ sinh quyển  miền Tây Nghệ An; cùng với mô hình và ý tưởng xây dựng bảo tàng mới thể hiện sự tương tác giữ con người, thiên nhiên và văn hóa.

PGS.TS Nguyễn Trung Minh – Tổng giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Trung Minh – Tổng giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tiếp thu ý kiến thảo luận của các nhà khoa học. Ảnh: Công Kiên

Phát biểu kết luận hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trung Minh – Tổng giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và hứa sẽ bổ sung, hoàn chỉnh đề tài trong thời gian sớm nhất. 

Công Kiên

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.