Mỹ hay ai chi trả chi phí khách sạn tại Singapore cho ông Kim Jong-un?

(Baonghean.vn) - Ngày 4/6, một nhóm phản đối hạt nhân từng giành giải Nobel Hòa bình năm 2017 đã đề xuất thanh toán chi phí cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, trong đó có vấn đề nhạy cảm liên quan tới hóa đơn khách sạn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
ICAN đề xuất thanh toán chi phí cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Ảnh: Getty
ICAN đề xuất thanh toán chi phí cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Ảnh: Getty
Ai sẽ thanh toán cho thời gian lưu lại ở khách sạn Fullerton 5 sao của ông Kim Jong-un là một trong nhiều vấn đề “đau đầu” liên quan tới hậu cần và nghi thức ngoại giao xung quanh cuộc gặp thượng đỉnh vào tuần tới giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hồi tuần trước, tờ Washington Post viết, Mỹ sẵn sàng chi trả cho khoản này song quan ngại về một đất nước Triều Tiên nghèo nàn về vật chất nhưng thừa sự tự tin. 

Trước vấn đề hóc búa trên, Chiến dịch xóa bỏ vũ khí hạt nhân quốc tế (ICAN) bày tỏ sự sẵn sàng giúp giải quyết thế bế tắc này, bằng cách sử dụng một phần trong số tiền thưởng trị giá 1,1 triệu USD mà ICAN nhận được năm ngoái để chi trả cho phái đoàn của Triều Tiên.

Ông Akira Kawasaki, một đại diện của ICAN ở Nhật Bản nói: “Chúng tôi sẵn sàng gánh một phần chi phí cho cuộc gặp thượng đỉnh, gồm chi phí ăn ở và địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Nếu việc tiến hành hội nghị gặp trục trặc do vấn đề tài chính, chúng tôi sẵn sàng gánh chi phí này, bởi đây là cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng và mang tính lịch sử”.

Vấn đề hậu cần và nghi thức ngoại giao đang là vấn đề hóc búa cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AP
Vấn đề hậu cần và nghi thức ngoại giao đang là vấn đề hóc búa cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AP
Phòng ở dành cho các nguyên thủ quốc gia tại khách sạn Fullerton được xem là “phòng khách sạn độc quyền nhất ở Singapore”. Với thang máy cá nhân, phòng này rộng 201 mét vuông, và có giá 6.000 USD/đêm.

Mặc dù không nêu chính xác số tiền ICAN có thể chi trả, song ông Kawasaki cho biết, một phần giải thưởng Nobel Hòa bình sẽ được giành cho cuộc gặp thượng đỉnh “nhằm ủng hộ hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và một thế giới không còn vũ khí hạt nhân”. Theo ông, số tiền này sẽ được thương lượng nếu phía Bình Nhưỡng chấp nhận lời đề nghị của ICAN.

Đối thoại thượng đỉnh sắp tới tại Singapore sẽ là lần đầu tiên một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.