Vườn hoa vòi phun Cửa Bắc: Bình yên đến từ sự lãng quên

(Baonghean) - Hồi bé, mình mê tít những câu chuyện phiêu lưu, khám phá những vùng đất lạ vòng quanh thế giới. Trong đó, nhớ nhất vẫn là quyển sách viết về vùng biển “Tam Giác Quỷ Bermuda” - hố đen trên địa cầu, nơi xảy ra những vụ biến mất cùa tàu thuyền, máy bay một cách bí ẩn. Hoặc lại cũng có chuyện kể về những người sau khi đi qua vùng biển này, bỗng nhiên già đi… 20 tuổi. Có người thì quả quyết rằng,Tam Giác Quỷ Bermuda là một… cánh cửa thông hành xuyên không gian và thời gian, ở bên kia cánh cửa ấy là thời đại nào và địa điểm nào, chỉ có người đã đi qua mới biết!

Vườn hoa vòi phun. 	Ảnh: Sỹ Minh
Vườn hoa vòi phun. Ảnh: Sỹ Minh
Rồi một hôm, mình nghe lỏm thấy bà và mẹ nói chuyện với nhau như thế này: 
- Tí nữa con chở Bim ra chỗ Tam Giác Quỷ, hỏi xem sao…
- Mẹ cũng nghĩ ở đó đông người, tiện cho việc tìm người nhất…
Mình hoảng quá khóc oà lên, nằng nặc: “Bim không đi Tam Giác Quỷ Bermuda đâu, lỡ Bim bị già đi 20 tuổi hoặc bị “hút” về quá khứ thì làm sao?”. Mẹ phì cười bế mình lên, dỗ cho nín khóc rồi mới thủ thỉ: “Ai bảo đưa Bim đi Tam Giác Quỷ Bermuda hồi nào? Tam Giác Quỷ ở đây là vườn hoa Vòi phun Cửa Bắc, ở giữa đoạn giao cắt nhau của ba con đường Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung. Ở đó là chợ lao động, mình đi ra đấy tìm người về sửa nhà, sửa phòng đẹp cho Bim nhé!”
Người dân thành phố  tản bộ ở  công viên  Cửa Bắc vào buổi chiều. 	Ảnh: H.T
Người dân thành phố tản bộ ở công viên Cửa Bắc vào buổi chiều. Ảnh: H.T
Đến bây giờ, mỗi lần đi qua công viên Cửa Bắc, hay còn gọi là công viên Vòi phun, hay thậm chí vẫn có người gọi là Tam Giác Quỷ, mình lại nhớ về cô bé năm xưa, thoáng cười. Một vườn hoa xinh đẹp giữa trung tâm thành phố, giao lộ của ba con đường chính, lại mang cái tên nghe đượm màu ma quái, quả thật có chút kỳ lạ. 
Một buổi tối nọ, mình ngồi chờ đón bạn về bến xe Vinh, tạt vào hàng xôi khuya ngay dọc đường Minh Khai đoạn nhìn sang công viên Cửa Bắc, thuận miệng hỏi bà bán xôi - một trong những người đầu tiên mở quán rong đêm trên mặt đường này:
- Tại sao lại gọi là Tam Giác Quỷ bà nhỉ?
- Ngày xưa, khu vực này làm gì đông đúc, nhộn nhịp như bây giờ. Thành phố nhỏ còn heo hút người. Người ta tập trung ở mạn chợ Vinh, hoặc ở mạn bến xe này, hoặc mạn Ngã Sáu. Lúc ấy hồ Tây Sâm là một cái hồ rộng, xung quanh không có ai sinh sống, chỉ là một bãi đất phẳng trải dài từ trước bến xe đến giáp vườn hoa này. Rộng rãi như thế nên ban ngày, nơi đây hình thành một chợ lao động tự phát, tập trung nhiều người ở trong, ngoài thành phố đổ về. Nhưng tối đến, khu vực này lại thành nơi trú ngụ của những người cù bơ cù bất. Trong đó có cả những đối tượng thanh niên hư hỏng tụ tập hút xách, bài bạc, rượu chè. “Cái rốn” tệ nạn cứ thế mà tự nhiên hình thành. Nào ma tuý, nào mại dâm, nào phường trộm cướp, thôi thì đủ cả! Buổi tối đi qua khu vực này khác gì đi vào Tam Giác Quỷ đâu!
Mình ồ lên một cái, thắc mắc bấy lâu cuối cùng cũng được giải đáp. Lại nhớ vào thời kỳ cuối thập niên 90, trên đường phố không thiếu những bức áp phích, biểu ngữ cổ động, tuyên truyền phòng chống ma tuý. Một trong những nỗi ám ảnh còn theo mình mãi đến tận bây giờ là hình ảnh những cây xi ranh bị vứt trong bãi cỏ, bụi hoa hay thậm chí là trước một hiên nhà, miễn là nơi đâu có ánh sáng vào buổi tối. Cũng vì thế mà mặc dù mang tiếng là công viên nhưng mình nhớ hầu như chẳng có mấy ai đến công viên Cửa Bắc dạo chơi, hóng mát cả. Người ta mặc định suy nghĩ “Công viên công cộng toàn những kẻ nghiện hút lui tới, tụ tập”. Kể cũng buồn!
Sau này, khi thành phố bước qua giai đoạn “điểm đen” về tệ nạn ma tuý, cũng là lúc ý thức và nhận thức của người dân ngày một cao hơn. Tệ nạn ma tuý không ngang nhiên và tràn lan nữa, mà chỉ dám âm ỉ, lén lút ở những góc khuất của thành phố. Công viên Cửa Bắc cũng được quy hoạch lại thoáng đãng, sạch đẹp hơn, hàng rào ngăn khuôn viên với ba mặt đường được dỡ bỏ. Trở về thành phố sau mấy năm đi học xa, không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh quen mà như lạ. Chắc có lẽ vì từ bao lâu nay, Công viên Cửa Bắc đi liền với cái tên Tam Giác Quỷ và những câu chuyện tối - sáng, méo - tròn đã gieo vào lòng người một chút gì định kiến, e ngại, khiến người ta lảng tránh nên giờ khi được “phơi bày” dưới ánh sáng mới, những gì mộc mạc, giản dị nhất cũng hoá mới mẻ, lạ lùng!
Có lẽ điều quen thuộc, cũ kỹ cuối cùng còn sót lại ở địa danh “nức tiếng” một thời này là những bóng người mặc áo xanh lao động vẫn bền bỉ ngồi dưới tầng lá xanh, nhìn ra phía mặt đường với cái nhìn đợi chờ, hy vọng. Đó là những người đàn bà với nước da rám nắng và đôi bàn tay chai sạn, quen với những việc nặng nhọc, với đất đá, gánh gồng. Sáng sáng, họ tất tả đạp chiếc xe cà tàng đến tụ hội ở Công viên Cửa Bắc này từ khi trời còn chưa hửng nắng. Dưới những bóng cây, họ chụm đầu kể chuyện nhỏ to. Nỗi lo về thùng gạo ở nhà đã gần thấy đáy, chuyện về đứa con út năm nay bắt đầu đi học, chuyện về người chồng đi làm ăn xa gửi nỗi vất vả, nhọc nhằn và lo toan về trong những đồng tiền được vuốt, gấp phẳng phiu vẫn còn nguyên mùi mồ hôi mặn đắng… Khi đã tạm chán những chuyện đời, chuyện người thời nay, họ lại kể cho nhau nghe về những tháng ngày thanh xuân đã qua. Có người đi làm ở đây, ở kia, cũng có người gắn bó với “chợ lao động” Cửa Bắc này từ lâu thật là lâu. Hồi tưởng và quá khứ như những giọt mồ hôi tuôn rơi trên những vầng trán xạm đi vì nắng, gió…
Thi thoảng, thấy vài ba người đàn ông chạy xe ôm, xích lô tấp vào vỉa hè công viên, dựng xe ngồi góp chuyện với cánh phụ nữ. Họ chia nhau từng cốc nước chè xanh - được nấu ở nhà, rót vào chai, vào phích mang đi, từng hơi thuốc lào, thỉnh thoảng cao hứng thì bày vài ván cờ tướng giết thời gian. Nhưng những thú vui nho nhỏ ấy sẽ nhanh chóng bị gác lại nếu có người đến hỏi thuê lao động. Lúc ấy, tất cả sẽ túm tụm lại xung quanh “nhà tuyển dụng”, không cần thương lượng gì nhiều mà chỉ cần biết công việc là gì, ở đâu, cần bao nhiêu người,… những vấn đề khác để sau hẵng tính. Bởi hơn ai hết, họ cần công việc, cần những đồng lương dù ít ỏi nhưng là hy vọng cho bữa ăn của gia đình họ hôm nay, ngày mai…
Công viên Cửa Bắc bây giờ đã thành chốn lui tới yêu thích của đông đảo người dân thành phố, từ già trẻ cho đến gái trai. Buổi sáng, các cụ già tản bộ, tập dưỡng sinh, hít thở không khí trong lành dưới bóng cây xanh - những khoảng không gian quý giá giữa lòng thành phố đang ngày càng hiện đại. Buổi chiều, thanh thiếu niên đến vui chơi, vừa đi dạo mát trò chuyện vừa nhìn đường phố giờ tấp nập. Chập tối về đêm là lúc những quán hàng nhỏ xinh dọn bàn, ghế, buôn bán trên vỉa hè, “dựa lưng” vào công viên tĩnh lặng và hướng về đường phố náo nức lên đèn. Giới trẻ thích ngồi tụ tập, gặp gỡ bạn bè ở khu vực này vì vừa nằm ở trung tâm thành phố, vừa có không gian thoáng đãng, thoải mái. Nhìn cuộc sống về đêm nô nức, tấp nập nhưng hiền hoà, êm ả này, không ai ngờ cách đây vài chục năm, nơi đây từng là cái rốn tệ nạn của thành phố khi đêm xuống?
“Tam Giác Quỷ”, cái tên gắn liền với sự e sợ và xa lánh, bây giờ đã lùi dần vào hồi ức của người dân thành phố. Thế hệ sau này nếu có biết đến cái tên này, hầu như cũng chỉ là nghe từ thói quen gọi tên của những người lớn và cũng chỉ loáng thoáng liên tưởng đến vị trí nằm ở giao lộ của ba con đường lớn tạo thành hình tam giác mà thôi. Một địa danh “đen” nức tiếng một thời, qua năm tháng lấp bồi và sự phát triển của xã hội, đã đổi màu, thay áo mới. Không còn bóng tối nữa, chỉ có ánh sáng và sự bình yên. Nhưng với những lớp người đã đi qua “Tam Giác Quỷ” một thời, có lẽ khó tránh khỏi những thoáng se người khi nghĩ về những mảnh đời, những con người trong “vùng đất cấm” năm xưa. Một cái tên gắn với những câu chuyện buồn của thành phố mà chắc hẳn khi hướng về ngày mai tươi sáng, người ta sẽ muốn quên đi mà nghĩ đến những gì bình yên…
Hải Triều

tin mới

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.