Cậu học sinh mồ côi cha mẹ bỏ dở giấc mơ giảng đường

(Baonghean.vn) - Trường đại học gửi giấy báo nhập học về, nhưng dường như giấc mơ giảng đường đang trở nên xa dần với cậu bé hiếu học.

Cha mẹ qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác, cuộc sống của Hoàng vốn khốn khó nay lại càng thêm cơ cực hơn khi không còn điểm tựa. Con đường tương lai tưởng như rộng mở ngay trước mắt với tờ giấy báo nhập học của trường ĐH Vinh nhưng nay lại trở nên quá xa xôi bởi nỗi lo về kinh phí nhập học không biết xoay xở ở đâu ra.

Từ khi cả bố và mẹ qua đời 3 chị em Hoàng dựa vào nhau để sống. Hoàng và chị gái trở thành chỗ dựa của người em trai út. Ảnh: Như Sương
Từ khi cả bố và mẹ qua đời 3 chị em Hoàng dựa vào nhau để sống. Hoàng và chị gái trở thành chỗ dựa của người em trai út. Ảnh: Như Sương

Nỗi đau tận cùng

Những ngày cuối tháng Tám khi nhiều gia đình rộn ràng, tất bật với không khí của mùa khai giảng, chúng tôi tìm về căn nhà cấp 4 cũ kỹ của ba chị em Đặng Đăng Hoàng (SN 1999) nằm lọt thỏm trên trục đường xóm 14, xã Nghi Liên, TP.Vinh (Nghệ An). Ngôi nhà cũ kỹ, ẩm thấp với những mảng rêu mọc quanh chân tường là tài sản duy nhất mà cha mẹ em Hoàng để lại sau khi qua đời. Cánh cửa kẽo kẹt kêu lên trong không gian vắng lặng nghe thật não, bên trong nhà chỉ có chiếc giường nhỏ ọp ẹp nằm khuất sau tấm ri-đô cũ sờn, vài chiếc ghế con và chiếc bàn nhỏ với những cuốn sách được Hoàng xếp đặt ngăn nắp. “Em định gói nó lại để đem cho mấy em xóm dưới chị ạ! Chứ giờ em có học nữa đâu mà giữ lại!...” -  câu nói thật buồn của Hoàng khiến tôi thấy như có cái gì chèn ngang khiến cổ họng nghẹn lại.

Hoàng rót nước mời khách và bắt đầu kể cho tôi nghe về gia cảnh hết sức bi đát của gia đình mình. Nhớ năm 2013, khi cha mẹ em đang ở giai đoạn ăn nên làm ra thì cũng là khi mẹ em đổ bệnh. Bao nhiêu vốn liếng làm ăn nay được dồn lại để điều trị căn bệnh ung thư của mẹ. Nhưng đâu ai ngờ, chưa đầy 10 tháng sau, cha của em cũng phát bệnh với biểu hiện sưng phù vùng ổ bụng. Chẳng có nhiều tiền vì chữa chạy cho mẹ đã vượt sức của gia đình và anh em họ hàng, 3 chị em Hoàng đau đớn nuốt nước mắt vì không làm thế nào giữ cha mẹ lại được.  

Giấy báo trúng tuyển của trường ĐH Vinh. Ảnh: Như Sương
Hoàng hiện là trụ cột trong gia đình. Ảnh: Như Sương

Mất cả cha lẫn mẹ trong phút chốc vì căn bệnh quái ác, người chị cả của Hoàng là Huyền Trang đang học lớp 12 đành nghỉ học đi làm nuôi Hoàng và cậu em út đang học lớp 2. Đúng lúc gia cảnh rơi vào giai đoạn khốn cùng nhất thì điều may mắn đã đến với Huyền Trang khi được các tổ chức từ thiện trong vùng giúp đỡ nuôi ăn học. Biết ơn những người có tấm lòng nhân đạo đã giúp đỡ mình, cả 3 chị em đều cố gắng học hành để không phụ công. Cuối năm 2015, Huyền Trang đã thi đỗ vào Khoa Luật  - Trường ĐH Vinh) còn Hoàng và em trai cũng phấn đấu để có được thành tích cao. Ngoài việc học ở trường, cả 3 chị em ở nhà còn bảo ban nhau làm việc nhà, trồng rau làm vườn để bữa cơm có thêm chút rau cà.

Ước mơ dang dở

Nhưng sự giúp đỡ cũng chỉ có hạn, chỉ đủ cho chị Trang duy trì hết 4 năm đại học còn riêng Hoàng, giấy báo đỗ đại học gửi về chỉ khiến em thêm buồn hơn bởi nỗi lo khoản tiền đóng học đầu năm và chi phí của 4 năm đại học biết lấy đâu ra. Ngày 20/8 là ngày làm thủ tục nhập học. Song, Hoàng chỉ biết ngồi ở nhà nhìn lên bàn thờ của cha mẹ, giấu giọt nước mắt vào trong. 

Hoàng bên tấm Giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Vinh
Hoàng bên tấm Giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Vinh

Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học vừa qua, Đặng Đăng Hoàng đạt số điểm là 17,5 bao gồm ba môn Toán, Vật Lý và Hoá học, đủ điều kiện để đỗ vào Khoa Xây dựng như nguyện vọng của em đã đăng ký trước đó. Song, đáng buồn thay cho một tương lai đáng lẽ sẽ rất rộng mở nay lại phải giấu đi tờ giấy báo trúng tuyển để ra đồng phụ chị gái nhổ cỏ lúa.

“Được đi học là điều mong ước lớn nhất của Hoàng, bởi em nói rằng chỉ có đi học mới có thể thoát nghèo, mới có thể làm cha mẹ yên lòng. Ước mơ của Hoàng là trở thành một kỹ sư xây dựng. Nhưng có lẽ điều mong ước đó khó có thể thực hiện được vì em không có tiền để đóng học.

Đặng Đăng Hoàng cùng chị gái và em trai của mình. Ảnh: Như Sương
Đặng Đăng Hoàng cùng chị gái và em trai của mình. Ảnh: Như Sương

"Mấy hôm nay chị gái em cũng ngồi bàn mãi rằng để chị nghỉ học, đi làm thuê để lấy tiền đóng học cho em nhưng em không muốn vậy. Bởi khó khăn lắm chị mới học được lên đến đó, giờ còn hơn 1 năm nữa là chị ra trường. Để chị đi học, em ở nhà đi làm thuê góp tiền phụ vào để nuôi đứa em út, sau này có điều kiện sẽ đi học trở lại chứ nhất quyết chị không được bỏ dở dang như thế...” - câu nói Hoàng ngập ngừng, vầng trán rộng đầy vẻ thông minh không giấu nổi ánh mắt của một sự nuối tiếc, thất vọng.

Như Sương

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.