Nửa năm không vớt nổi tàu Hồng Anh 69 chìm ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Trong khi việc trục vớt đang bế tắc thì phía chủ tàu và nhà thầu được thuê trục vớt được cho là xảy ra mâu thuẫn.

Ngày 6/4, Cảng vụ Hàng hải Nghệ An, cho biết đơn vị này vẫn đang theo dõi sát sao việc trục vớt tàu Hồng Anh 69 bị chìm ở vùng biển Cửa Lò gần nửa năm trước. Tuy nhiên, công việc trục vớt đang gặp rất nhiều khó khăn, con tàu hiện đã cắm sâu xuống đáy biển.

Hồng Anh 69 có trọng tải 4.700 tấn thuộc Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Hồng Gia (Cẩm Phả, Quảng Ninh). Trưa 30/10/2017, tàu bất ngờ bị chìm khi chỉ còn cách cảng Cửa Lò khoảng 3 hải lý. Thời điểm đó, tàu đang chở than hành trình từ Quảng Ninh đi Cửa Lò, trên tàu có 12 thuyền viên. Sau gần 2 tiếng bị chìm, toàn bộ thuyền viên được cứu.

Chủ tàu sau đó đã ký hợp đồng với một công ty có trụ sở tại Nghệ An để tiến hành trục vớt. Theo ông Vương Bình Minh - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Nghệ An, lâu nay công ty trục vớt đã cho công nhân hút cát, bùn ra khỏi hầm hàng, đưa lên sà lan chở đi rồi tiếp tục thổi khí vào hầm nhằm mục đích cho tàu nổi lên. Sau đó, họ sẽ cho thợ lặn luồn dây cáp xuống dưới tàu, dùng cẩu nâng dần lên.

Tuy nhiên vì tàu cắm xuống sâu quá, mặc dù đã hút hết hơn 600 tấn cát vẫn không hề nhúc nhích. Từ đó đến nay, con tàu ngày càng chìm sâu dưới đáy biển.

Một nguồn tin cho hay, hợp đồng trục vớt có giá khoảng 6 tỷ đồng. Trong khi việc trục vớt gặp khó khăn, bị chậm trễ kéo dài, giữa chủ tàu và công ty được thuê trục vớt lại xảy ra mâu thuẫn.

“Trong hợp đồng đã ký có điều khoản chủ tàu phải cho công ty trục vớt tạm ứng tiền. Nhưng họ lại không thực hiện điều đó, khiến công ty gặp khó trong việc điều động phương tiện, nhân lực” - nguồn tin này nói.

Trong khi đó, phía chủ tàu lại cho rằng, công ty trục vớt cũng không tuân thủ những điều khoản trong hợp đồng. Theo đó, trong hợp đồng nêu rõ công ty này phải hoàn thành việc trục vớt trong vòng 20 ngày, nhưng nhiều tháng trôi qua vẫn không hề có biến chuyển.

Mới đây, chủ tàu đã ra văn bản “đến hết tháng 3, nếu công ty này vẫn không thể trục vớt được sẽ hủy hợp đồng”. Trước tình hình trên, cơ quan chức năng đành phải tổ chức hòa giải giữa hai đơn vị.

Cũng tại vùng biển này, tàu VTB 26 bị chìm vào trung tuần tháng 7/2017 sau gần 9 tháng không thể trục vớt hiện đành phải cắt nhỏ bán sắt vụn vì chi phí trục vớt bị đẩy lên quá cao. Trong một cuộc họp mới đây, đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trước ngày 25/4 phải hoàn thành việc trục vớt 2 con tàu này. 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.