Trận xa luân chiến giữa oanh tạc cơ Mỹ và 17 tiêm kích Nhật

Chiếc B-17 số hiệu "666" được gọi là oanh tạc cơ bị nguyền rủa, nhưng nó lại giúp một tổ bay quậy phá nhận được hai Huân chương Danh dự cao quý của Mỹ.

Hình ảnh chiếc B-17 số hiệu 666 sau một trận không chiến

Ban đầu mang tên "Lucy", chiếc máy bay ném bom B-17 mang số hiệu 666 của Phi đoàn Ném bom 43 Mỹ trở nên nổi tiếng vào năm 1943 vì luôn trở về sau mọi nhiệm vụ, bất chấp việc mang đầy vết thương trên thân mình do hỏa lực đối phương.

Nhưng với quá nhiều lần bị thương trong chiến đấu, Lucy bị gọi là "chiếc máy bay bị nguyền rủa" và không tổ bay nào muốn nhận chiếc oanh tạc cơ này, khiến nó bị đưa vào danh sách chuẩn bị tháo dỡ lấy phụ tùng. Nhưng đó cũng là lúc chiếc 666 đi vào lịch sử của không quân Mỹ trong Thế chiến II, theo War History.

Tổ bay do đại úy Jay Zeamer chỉ huy luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, nhưng lại thường xuyên vi phạm quy định tại căn cứ Port Moresby của Mỹ tại Papua New Guinea. Hành vi thiếu kỷ luật khiến họ bị xếp vào cuối danh sách thực hiện nhiệm vụ trên máy bay ném bom B-17 và phải chờ đợi chiếc máy bay mới trong thời gian dài.

Tuy nhiên, một nhiếp ảnh gia đã gặp gỡ Zeamer và đề xuất đưa họ tới chiếc 666 xui xẻo. Những người bình thường đều từ chối bay trên chiếc oanh tạc cơ này, nhưng Zeamer nhanh chóng chấp nhận thử thách.

Chiếc B-17 được vũ trang mạnh nhất trong lịch sử

Máy bay số 666 cần được tân trang trước khi trở lại chiến đấu. Mỗi chiếc B-17 được trang bị 13 súng máy để tự vệ, nhưng đại úy Zeamer quyết định biến nó thành một pháo đài với 19 súng máy. Toàn bộ các khẩu súng cỡ nòng 7,62 mm được thay thế bởi súng cỡ nòng 12,7 mm với hỏa lực và tầm bắn lớn hơn.

tran-chien-khong-can-suc-giua-chiec-b-17-bi-nguyen-rua-va-tiem-kich-nhat

Một chiếc B-17 trong khi bay. Ảnh: Boeing.

Tổ lái còn bổ sung một ụ súng cố định, cho phép khai hỏa từ vị trí của phi công. Họ còn mang theo nhiều khẩu súng máy dự phòng để có thể dễ dàng thay thế những vũ khí bị kẹt đạn trong quá trình chiến đấu. Khi quá trình tân trang hoàn tất, chiếc 666 trở thành máy bay B-17 được vũ trang mạnh nhất trên toàn bộ chiến trường Thái Bình Dương và được đặt tên là "Lão 666".

Đến ngày 16/6/1943, tổ bay của Zeamer quyết định tình nguyện nhận một nhiệm vụ mạo hiểm, đó là đơn thương độc mã bay vào khu vực Bougainville do quân Nhật kiểm soát để chụp ảnh trinh sát địa hình quanh.

Khi cách mục tiêu 900 km, đại úy Zeamer phát hiện khoảng 17 tiêm kích Mitsubishi Zero của Nhật đang cất cánh. Tổ bay Mỹ vẫn quyết định tiếp tục nhiệm vụ để phục vụ cho đợt tấn công mới của quân Đồng minh. Các tiêm kích Nhật bắt đầu lượn quanh 666 để chuẩn bị tấn công.

Trận không chiến 1 đấu 17

Ngay khi nhóm Zero tiếp cận, đại úy Zeamer khai hỏa ụ pháo phía trước, bắn hạ ít nhất một chiếc Zero. Đạn pháo 20 mm của tiêm kích Nhật sau đó bắn trúng buồng lái và mũi máy bay, làm đại úy Zeamer và thiếu úy Joseph Sarnoski bị thương nặng.

tran-chien-khong-can-suc-giua-chiec-b-17-bi-nguyen-rua-va-tiem-kich-nhat-1

Một tiêm kích Zero được phục dựng. Ảnh: Japan Times.

Sarnoski bị đẩy ra khỏi mũi máy bay vì các quả đạn nổ của Nhật. Anh ta bị mất máu rất nhanh, nhưng vẫn bò trở lại ụ súng để bắn hạ một tiêm kích Zero khác trước khi chết. Zeamer bị nhiều vết thương ở tay chân dẫn tới mất máu, nhưng vẫn tiếp tục điều khiển chiếc B-17.

Đợt tấn công tiếp theo của tiêm kích Nhật phá hủy hệ thống cung cấp ôxy trên oanh tạc cơ Mỹ, buộc tổ bay phải hạ độ cao xuống 4.600 m để thở được bình thường. Nhóm tiêm kích Nhật tiếp tục nã đạn vào chiếc B-17 trong 45 phút tiếp theo. Tuy nhiên, tổ bay của Mỹ không chịu bỏ cuộc, họ bắn rơi ít nhất 5 chiếc Zero khác trước khi cạn nhiên liệu và phải quay về căn cứ.

Khi chiếc 666 trở về tới căn cứ trong tình trạng hư hỏng nặng, 6 người trong tổng số 9 thành viên tổ bay đã chết hoặc bị thương nặng. Nhóm kỹ thuật viên dưới đất tưởng Zeamer đã chết, nhưng anh ta tỉnh dậy ngay sau đó.

Sau trận chiến này, cả Zeamer và Sarnoski đều được trao Huân chương Danh dự, phần thưởng cao quý nhất của quân đội Mỹ, vì hành động chiến đấu dũng cảm. Những người còn lại được thưởng Huân chương Chữ thập Anh dũng, phần thưởng cao quý thứ hai chỉ sau Huân chương Danh dự. Chiếc 666 cuối cùng được đưa về Mỹ năm 1944 và bị tháo dỡ không lâu sau đó.

Theo VNE

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.