Xem sơ đồ tác chiến Chiến dịch mùa xuân 1975

(Baonghean.vn) - Ngoài Trận Phước Long - trận đánh trinh sát chiến lược, Chiến dịch mùa xuân 1975 với tên gọi là "Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam" (4/1 - 30/4/1975) gồm ba chiến dịch lớn liên tiếp nhau: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chiến dịch đường 14-Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long.
Chiến dịch đường 14-Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Ảnh: Sơ đồ chiến dịch đường 14-Phước Long (Nguồn: wikipedia.org)
Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13/12/1974 đến 6/1/1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Chiến sĩ QĐ 4 cắm cờ "Quyết chiến Quyết thắng" trên Dinh Tỉnh trưởng Phước Long lúc 10 giờ 30 phút ngày 6/1/1975. (Nguồn: Internet)
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 3/4/1975), mật danh Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động tấn công. Với cuộc tiến công của phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 10/3/1975 vào Buôn Ma Thuột, cánh Nam của Quân đoàn II, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị sụp đổ.
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 3/4/1975), mật danh Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động tấn công. Với cuộc tiến công của phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 10/3/1975 vào Buôn Ma Thuột, cánh Nam của Quân đoàn II, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị sụp đổ. Ảnh: Sơ đồ Chiến dịch Tây Nguyên. (Nguồn: Infonet.vn)
Cùng với những sai lầm có tính chiến lược trong phương án và cách thức điều quân, phối trí lại lực lượng của các cấp chỉ huy QLVNCH mà đứng đầu là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chiến dịch này đã tạo nên những đột biến lớn trên chiến trường mở đầu cho sự thất bại và tan rã toàn diện của QLVNCH tại miền Nam Việt Nam chỉ trong 55 ngày mùa xuân năm 1975, dẫn đến sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) và tái thống nhất Việt Nam sau 21 năm bị chia cắt. Ảnh: Bộ đội hành quân diệt địch trong chiến dịch Tây Nguyên (Nguồn tư liệu TTXVN)
Cùng với những sai lầm có tính chiến lược trong phương án và cách thức điều quân, phối trí lại lực lượng của các cấp chỉ huy QLVNCH mà đứng đầu là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chiến dịch này đã tạo nên những đột biến lớn trên chiến trường mở đầu cho sự thất bại và tan rã toàn diện của QLVNCH tại miền Nam Việt Nam chỉ trong 55 ngày mùa xuân năm 1975, dẫn đến sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) và tái thống nhất Việt Nam sau 21 năm bị chia cắt. Ảnh: Bộ đội hành quân diệt địch trong chiến dịch Tây Nguyên (Nguồn tư liệu TTXVN)
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 5/3 đến 29/3/1975 sau khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu được một ngày. Chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ hơn được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên 1975, Chiến dịch Nam-Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 5/3 đến 29/3/1975 sau khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu được một ngày. Chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ hơn được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên 1975, Chiến dịch Nam-Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng. Ảnh: Sơ đồ hướng tiến công của bộ đội ta vào Huế và Đà Nẵng. (Nguồn htv.com.vn)
Giống như ở Tây Nguyên, sự can thiệp của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với chiến lược
Giống như ở Tây Nguyên, sự can thiệp của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với chiến lược "cố thủ" mới của ông ta cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến việc Quân khu I thất thủ. Kết quả của chiến dịch này là Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hoà phải rút bỏ Quân khu I. Quân đoàn II phải bỏ lại toàn bộ địa bàn ven biển miền Trung Trung bộ. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có thời cơ để đẩy nhanh sự tan rã của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà. Ảnh: Xe tăng quân giải phóng tiến vào TP Đà Nẵng (Nguồn htv.com.vn)
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh (Nguồn tnxp.hochiminhcity.gov.vn)
Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam (từ 26/4 - 30/4/1975, tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo.
Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam (từ 26/4 - 30/4/1975, tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo. Ảnh: Xe tăng 390 húc đổ cánh cánh Dinh Độc Lập (Nguồn: wikipedia.org)

Hoa Lê

(Tổng hợp)

tin mới

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tối 6/4, tại Trung đoàn 764, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Nhà hát Chèo Quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.