Nga đưa vũ khí mạnh hơn S-300 áp sát Triều Tiên

Theo Sputnik ngày 14/6, Nga quyết định trang bị hệ thống phòng không Buk-M3 đến Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, nơi cách Triều Tiên chưa đầy 20km.

Mạnh hơn S-300

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Viễn Đông và Siberia là 2 khu vực đầu tiên Nga trang bị hệ thống phòng không tối tân thế hệ mới này. Việc triển khai này nhằm đối với với những nguy cơ từ mục tiêu đường không do sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên gây ra, Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết.

Mục đích triển khai Buk-M3 đã khá rõ ràng và Nga nhấn mạnh thêm rằng vũ khí này đơn thuần chỉ là hệ thống phòng không và chắc chắn sẽ không khiến các nước láng giềng nào phải lên tiếng phản đối bởi chúng không thể tác động đến cán cân sức mạnh khu vực.

Hệ thống phòng không Buk-M3.
Hệ thống phòng không Buk-M3.

Là hệ thống vũ khí hoàn toàn mới nên thông tin về Buk-M3 không nhiều. Trong một số thông tin ít ỏi được Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ về Buk-M3, bộ này đã khẳng định hệ thống Buk-M3 mạnh mẽ và có xác suất diệt mục tiêu cao hơn S-300 rất nhiều.

Tên lửa 9M317M của hệ thống Buk-M3 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ tối đa 3.000m/s, ở cự ly xa đến 2,5-70km, độ cao từ 15m tới 35km và xác xuất hạ mục tiêu được công bố đạt 99%, cao hơn nhiều so với tổ hợp tên lửa S-300 hiện nay.

Dồn vũ khí

Trước khi Nga quyết định triển khai Buk-M3 đến Viễn Đông, Vladivostok bất ngờ là nơi Nga tập kết số lượng lớn vũ khí. Để minh chứng cho sự xác thực của thông tin, Daily Star đã đăng kèm đoạn video ghi hình ảnh đoàn xe bao gồm xe tăng, tên lửa phòng không đang di chuyển tại thành phố này.

Trước thông tin này, phía Nga không đưa ra bất cứ phát ngôn chính thức nào về cáo buộc này. Tuy nhiên, TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, nước này cũng vừa triển khai những hệ thống đầu tiên của phiên bản hệ thống pháo tên lửa Pantsir-S2 đến đây.

Theo nguồn tin này, một tiểu đoàn trang bị hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S2 đã được sát nhập với Trung đoàn tên lửa phòng không phòng vệ Vladivostok.

"Các tổ hợp phòng không Pantsir-S2 đang đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Trung đoàn ở Vladivostok sẽ nhận được một hệ thống tên lửa mới nhất S-400. Các kíp trắc thủ đang trong quá trình huấn luyện chuyển đổi lên hệ thống mới", phát ngôn viên Quân khu Viễn Đông, Roman Martov cho biết.

Ngoài số vũ khí nói trên, cũng theo TASS, hồi cuối năm 2016, Nga đã bất ngờ triển khai tên lửa đạn đạo Iskander-M đến Ussuri - khu vực gần với biên giới Trung Quốc và không quá xa Triều Tiên.

Thông tin về sự có mặt của tên lửa đạn đạo Iskander-M tại Ussuri chỉ được biết đến khi thông tấn TASS đăng tải loạt ảnh về cuộc diễn tập triển khai chiến đấu của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga với Iskander-M tại vùng Ussuri.

Được biết, số vũ khí này đều thuộc Quân khu miền Đông của quân đội Nga – quân khu được thành lập vào năm 2010 bao gồm lãnh thổ của Quân khu Viễn Đông cũ và một phần của Quân khu Siberia cũ. Trụ sở của Quân khu miền Đông được đặt tại Khabarovsk, rất gần biên giới với Trung Quốc.

Theo Baodatviet

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.