Tàu ngầm được mệnh danh 'tiêm kích F-22 dưới biển' của Mỹ

Lớp Seawolf có độ ồn thấp cùng uy lực lớn, nhưng chi phí quá cao khiến số lượng tàu được đóng bị giảm đáng kể so với dự kiến.

 Tàu ngầm USS Jimmy Carter thuộc lớp Seawolf

Cuối thập niên 1980, hải quân Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong lòng biển. Liên Xô khi đó đã mua được hệ thống máy phay 9 trục của tập đoàn Toshiba Nhật Bản thông qua một công ty Na Uy, giúp chế tạo chân vịt tốt hơn cho tàu ngầm. Kết quả là tàu ngầm Đề án 941 "Schuka-B" của Liên Xô có độ ồn thấp hơn hẳn các thế hệ trước, cùng khả năng lặn sâu gấp ba lần lớp Los Angeles tối tân của Mỹ khi đó, theo National Interest.

Để đối phó với mối đe dọa của lớp Schuka-B, Mỹ bắt đầu phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf, trang bị vỏ hợp kim thép HY-100 dày 5 cm, nhằm tăng khả năng chịu áp suất ở độ sâu lớn, giúp chúng lặn sâu tới 600 m, gấp ba lần lớp Los Angeles và ngang ngửa Đề án 941 của Liên Xô.

tau-ngam-duoc-menh-danh-tiem-kich-f-22-duoi-bien-cua-my

Tàu ngầm lớp Seawolf có độ ồn cực thấp. Ảnh: USNI.

Seawolf dài 107,6 m và rộng 12 m, có lượng giãn nước tới 12.158 tấn. Mỗi tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân Westinghouse S6W, tạo ra hơi nước cho hai cụm turbine với công suất tối đa 52.000 mã lực. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên của Mỹ sử dụng hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet), tính năng sau này được ứng dụng trên lớp Virginia tối tân. Tàu ngầm lớp Seawolf có tốc độ tối đa 65 km/h, cùng khả năng duy trì yên lặng ở tốc độ tới 37 km/h.

Cảm biến chính của lớp Seawolf là hệ thống định vị thủy âm (sonar) BQQ-5D, gồm một sonar chủ động/thụ động hình cầu có đường kính 7,3 m ở mũi, cùng hàng loạt cụm sonar khẩu độ rộng ở hai bên thân. Phía đuôi tàu được lắp hệ thống sonar kéo TB-29A, cùng cụm trinh sát BQS-24 để phát hiện các vật thể ở gần như thủy lôi.

Với vai trò chính là săn lùng tàu ngầm Liên Xô, tàu ngầm Seawolf được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi, gấp đôi các thế hệ trước đó. Một chiếc Seawolf có thể mang 50 quả đạn các loại, gồm ngư lôi hạng nặng Mark 48, tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk và thủy lôi.

Hải quân Mỹ tuyên bố lớp Seawolf có độ ồn thấp hơn 10 lần lớp Los Angeles cải tiến, hoặc 70 lần so với phiên bản Los Angeles nguyên gốc. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho uy lực lớn là chi phí chế tạo rất cao.

Chương trình Seawolf có tổng chi phí 33 tỷ USD cho 12 tàu ngầm, con số quá cao với chính phủ Mỹ, nhất là khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Dự án đóng tàu Seawolf bị rút xuống chỉ còn ba chiếc với tổng chi phí 7,3 tỷ USD.

Việc đội giá và bị cắt giảm số lượng tàu khiến Seawolf được mệnh danh là "tiêm kích F-22 dưới biển", khi chúng có số phận tương tự mẫu tiêm kích tàng hình F-22 hiện đại nhưng có chi phí quá cao khiến số lượng sản xuất ra bị hạn chế đáng kể.

tau-ngam-duoc-menh-danh-tiem-kich-f-22-duoi-bien-cua-my-1

Chi phí cao khiến Mỹ chỉ đóng ba chiếc lớp Seawolf. Ảnh: Wikipedia.

Lớp Seawolf được coi là những tàu ngầm tốt nhất thế giới, nhưng chỉ có thể phát huy ưu thế trong Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ sẵn sàng bỏ nhiều tiền để đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Thay đổi địa chính trị sau năm 1991 khiến hải quân Mỹ tập trung vào lớp Virginia, có tính năng thua kém nhưng mức giá thấp hơn nhiều.

Dù chỉ có ba chiếc được chế tạo, lớp Seawolf vẫn là thành phần quan trọng của hạm đội tàu ngầm Mỹ, với những tính năng mà lớp Virginia hiện nay cũng không sánh nổi, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định.

Theo VNE

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.