Mỹ tuyên bố vẫn duy trì bom chùm trong kho vũ khí

Lầu Năm góc vừa sửa đổi chính sách từ thời Tổng thống George Bush về việc sẽ loại bỏ những bom chùm cũ vào năm 2019 mà thay vào đó sẽ giữ vũ khí này cho tới khi tìm được một loại khí tài khác tương tự nhưng hiệu quả hơn.
Công ước quốc tế về bom chùm năm 2008 đã được thông qua tại Liên Hợp Quốc và có hiệu lực vào tháng 10/2017.
Một vài nước không tham gia công ước này bao gồm Mỹ, Nga, Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Roberts Gate lúc đó đã tuyên bố sẽ dần thay thế các loại bom chùm cũ bằng những phiên bản mới với tỉ lệ bom xịt thấp hơn 1%.
Ông Gates ra hạn chót để loại bỏ hết các loại bom chùm cũ là vào năm 2019, tuy nhiên, đến nay, các quan ngại từ lực lượng pháo binh của Nga và Triều Tiên đã khiến Lầu Năm Góc phải thay đổi  chính sách này. Theo đó, sẽ không có hạn chót cho việc thay thế mà Mỹ vẫn sẽ giữ bom chùm trong kho vũ khí và có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào.
Mỹ sẽ vẫn có sẵn bom chùm trong kho vũ khí để sử dụng bất cứ lúc nào
Mỹ sẽ vẫn có sẵn bom chùm trong kho vũ khí để sử dụng bất cứ lúc nào.
Bom chùm "mẹ" chứa hàng trăm bom bi nhỏ, khi thả sẽ bung ra trên một khu vực rộng lớn. Tuy nhiên, nếu những quả bom con không thể tự kích nổ mà nằm chìm dưới đất, nó sẽ gây ra rất nhiều hệ quả tai hại cho dân thường sống trong khu vực đó. 
Nhằm duy trì khả năng tấn công mà không sử dụng bom chùm, quân đội Mỹ hiện nay đang sử dụng các tên lửa mang đầu đạn phân mảnh phóng từ các hệ thống tên lửa bắn loạt. Các tên lửa này chứa hàng nghìn đầu đạn làm bằng vonfram có khả năng xuyên phá qua các lớp thép mỏng nhưng lại không có hiệu ứng nổ nên loại bỏ sự nguy hiểm từ các đầu đạn xịt như những bom chùm cũ.
Theo ANTD

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.