Củng cố chiến lược "xoay trục"

(Baonghean) - Từ ngày 7- 12/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có chuyến thăm châu Á đầu tiên với các điểm dừng chân là 2 đồng minh hàng đầu - Nhật Bản và Hàn Quốc. Với mục tiêu khẳng định quyết tâm “xoay trục” của chính quyền Mỹ, chuyến công du lần này vừa nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực, vừa muốn thắt chặt hơn sợi dây kết nối trục quan hệ chiến lược Mỹ - Nhật - Hàn vốn đang lỏng lẻo. Thế nhưng, căng thẳng giữa hai đồng minh Nhật Bản - Hàn Quốc nổi sóng ngay trước chuyến công du đã dội gáo nước lạnh vào nỗ lực này của Bộ trưởng Ashton…

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. 	(Nguồn: japantoday)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. (Nguồn: japantoday)
Mối bất hòa Hàn - Nhật khiến Mỹ đau đầu
Thường những chuyến công du đến các quốc gia đồng minh thân cận luôn dễ dàng và thuận lợi, nhưng điều này không hề đúng với chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Trọng trách của Bộ trưởng Carter lần này là tái cam kết chiến lược “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ, trong bối cảnh dư luận và các đồng minh châu Á thời gian qua đặt nhiều dấu hỏi cho sự thiếu rõ ràng của Wasington tại khu vực này. Đi kèm với việc trấn an hai đồng minh hàng đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter còn phải thực hiện một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là hàn gắn quan hệ vốn nhiều trục trặc giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Thế nhưng, mục đích này đã bị phủ một màu đen khi ngay trước chuyến thăm khi căng thẳng giữa Tokyo và Seoul lại bắt đầu “nổi sóng”.
Theo đó ngày 6/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã ra tuyên bố phản đối việc Nhật Bản tăng cường tuyên bố chủ quyền với quần đảo tranh chấp mà Seoul gọi là Dokdo và Tokyo gọi là Takeshima, bằng cách đưa quần đảo này vào sách giáo khoa như là một phần lãnh thổ của Nhật Bản. Tuyên bố cho rằng, Nhật Bản đã lại một lần nữa “có bước đi khiêu khích bằng cách thông qua nội dung sách giáo khoa bóp méo sự thật lịch sử rõ ràng”. Có thể nói, mối bất hòa giữa hai đồng minh thân thiết Hàn - Nhật là vấn đề đau đầu với chính quyền Mỹ nhiều năm qua. Cũng bởi, đây là hai mắt xích quan trọng của Wasington trong mọi chiến lược liên quan đến châu Á, đặc biệt là chiến lược xoay trục sang châu Á mà Tổng thống Mỹ công bố cách đây 5 năm. 
Quan hệ song phương Nhật - Hàn căng thẳng không chỉ liên quan đến vẫn đề tranh chấp lãnh thổ mà còn là các vấn đề lịch sử, trong đó có vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép “mua vui” cho binh sỹ Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đến nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành 7 vòng đàm phán về vấn đề "phụ nữ mua vui" song không đạt tiến triển. Tình hình còn tệ hơn sau chuyến thăm ngôi đền tử sỹ gây tranh cãi Yasukuni vào tháng 12/2013 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Bất chấp rất nhiều nỗ lực hàn gắn của Mỹ, mối quan hệ trục trặc Nhật - Hàn đến nay vẫn chưa thể được cải thiện. 
Trung Quốc “nhúng tay” phá Mỹ - Hàn
Mâu thuẫn và bất đồng nội bộ đã đành, hiện nay, nhiệm vụ hàn gắn hai đồng minh quan trọng của Mỹ lại gặp thêm chướng ngại vật mới, đó là Trung Quốc. Hẳn dư luận cũng đã thấy một sự tăng tốc rõ rệt của Bắc Kinh thời gian gần đây trong việc làm ấm mối quan hệ với Seoul. Nổi bật nhất là chuyến thăm chưa từng có tiền lệ tới Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 7 năm ngoái. Khi đó, ông Tập Cận Bình đã lần đầu tiên “phá lệ” đến Seoul trước khi đến thăm đồng minh thân thiết là Bình Nhưỡng. Rất nhiều lời mời chào hợp tác cùng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đã được Bắc Kinh dành cho Seoul. Mới nhất, Trung Quốc đã “đón nhận” Hàn Quốc nhưng “phũ phàng quay lưng” với CHDCND Triều Tiên khi bác đơn gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á - AIIB của nước này. 
Theo giới phân tích, với việc tăng tốc với Hàn Quốc, Trung Quốc dường như đang muốn “cơ cấu lại” các trục quan hệ trên bản đồ ngoại giao khu vực châu Á, cụ thể là muốn tranh thủ cơ hội khoét sâu mâu thuẫn giữa các đồng minh của Mỹ tại khu vực, từ đó làm suy yếu và cuối cùng phá vỡ trục quan hệ chiến lược Mỹ - Nhật - Hàn mà Wasington luôn dày công vun đắp. Bước đi này mặt khác cũng là mũi tên trúng 2 đích khi Trung Quốc thông qua thái độ lạnh nhạt thể hiện sự mất kiên nhẫn và đưa ra lời cảnh cáo với đồng minh “khó bảo” là Triều Tiên.
Mỹ chưa hết hy vọng
Như vậy vào lúc này, Nhật - Hàn càng căng thẳng thì Trung Quốc sẽ càng được lợi. Nhưng cũng có một thực tế là, dù có mâu thuẫn nhưng giữa Tokyo và Seoul không phải là dạng xung đột phức tạp không thể có giải pháp. Trong khi đó, “người cầm trịch” là Mỹ sẽ không dễ dàng để buông xuôi bất cứ một đồng minh nào. Bên cạnh đó, xét về mối quan hệ Bắc Kinh và Seoul, dù có thể đem lại cho nhau những lợi ích kinh tế nhưng chắc chắn, hai bên còn thiếu một nhận thức chiến lược về mục tiêu và lợi ích chung. Tất nhiên, Hàn Quốc cũng không “ngây thơ” đến nỗi rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc chỉ vì một vài lợi ích kinh tế trước mắt. Vì quan hệ với đồng minh Mỹ cùng với sự đảm bảo an ninh và hỗ trợ từ phía Wasington mới là điều Seoul không thể để mất. Mặt khác, Trung Quốc dù “ve vãn” Hàn Quốc và tỏ ra lạnh nhạt với Triều Tiên, kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nhưng nếu khéo nhận ra sẽ thấy, Bắc Kinh luôn tránh lên án Triều Tiên. Bởi CHDCND Triều Tiên vẫn là một “nước cờ chiến lược” mà Trung Quốc không thể gạt bỏ trong khu vực.
Vào lúc này, Trung Quốc dù hiểu rằng khó có thể phá vỡ trục quan hệ Mỹ - Nhật - Hàn nhưng chắc chắn sẽ không dừng chiến lược mua chuộc đồng minh Seoul của Mỹ. Do đó, Mỹ chỉ còn cách củng cố vững vàng mối quan hệ tay 3 chiến lược tại châu Á bằng mọi giá. Chẳng hạn như giúp Hàn - Nhật cùng đối phó với những nguy cơ an ninh chung, như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, qua đó sẽ cùng bắt tay thực hiện các sáng kiến mới của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy nếu biết cách, có thể chuyến thăm châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lần này vẫn chưa hẳn là mất hoàn toàn hy vọng.
Phương Hoa

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.