Armenia và Azerbaijan - những điều bạn chưa biết

(Baonghean.vn) - Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan những ngày qua đang khiến 2 quốc gia này trở thành từ khóa xuất hiện với tần suất dày đặc trên các phương tiện truyền thông. Trên thực tế, 2 cái tên này vẫn còn khá xa lạ với nhiều bạn đọc.

Hai quốc gia láng giềng Armenia và Azerbaija và vùng xung đột Nagorno-Karabakh (màu đỏ). Ảnh: Internet.
Hai quốc gia láng giềng Armenia và Azerbaija và khu vực đang xảy ra xung đột Nagorno-Karabakh (màu đỏ). Ảnh: Internet.

Armenia

Quang cảnh thành phố Yerevan của Armenia. Ảnh: Internet.
Quang cảnh thành phố Yerevan của Armenia. Ảnh: Internet.

Armenia là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại nam Caucasus, với diện tích 29.800 km2, dân số gần 3 triệu người. Nằm giữa Biển Đen và Biển Caspia, Armenia có biên giới phía bắc và đông với Gruzia và Azerbaijan, phía nam và phía tây với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù về địa lý nằm ở Tây Á, về chính trị và văn hóa Armenia lại gần gũi với Châu Âu. Về lịch sử, Armenia từng là ngã tư đường giữa Châu Âu và Tây Nam Á, và vì thế được coi là một quốc gia liên lục địa.

Khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Armenia. Ảnh: Internet.
Khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Armenia. Ảnh: Internet.

Ngay từ thời tiền sử, tại Armenia đã có người sinh sống, và thậm chí có thuyết cho rằng đây chính là vườn Địa đàng trong Kinh thánh. Vị trí chiến lược của Armenia giữa hai lục địa khiến cho nước này trở thành mục tiêu cho các cuộc xâm lược của rất nhiều dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

Văn hóa Armenia vừa có nét tương đồng vừa có nét độc đáo so với các láng giềng như Gruzia và Iran, cũng như các nước Địa Trung Hải như Hy Lạp và Cyprus. Ảnh: Internet.
Văn hóa Armenia vừa có nét tương đồng vừa có nét độc đáo so với các láng giềng như Gruzia và Iran, cũng như các nước Địa Trung Hải như Hy Lạp và Cyprus. Trong ảnh: Những vũ công Armenia biểu diễn điệu nhảy truyền thống trước danh thắng We are our mountains. Ảnh: Internet.

Hiện nay, chính trị Armenia theo khuôn khổ một nền cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống và một hệ thống chính trị đa đảng. Về đối ngoại, Armenia thi hành chính sách cân bằng quan hệ với Nga và phương Tây. Ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Armenia là hợp tác khu vực và giải quyết xung đột tại Nagorno-Karabakh với Azerbaijan.

Azerbaijan

Thành phố Baku là thủ đô Azerbaijan. Ảnh: Internet.
Thành phố Baku là thủ đô Azerbaijan. Ảnh: Internet.

Cộng hoà Azerbaijan là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam, có diện tích 86.600 km², dân số hơn 9 triệu người.

Azerbaijan là một nền cộng hòa tổng thống. Lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo chính phủ tách rời khỏi cơ cấu lập pháp của đất nước. Người dân bầu tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm.

Nền văn hóa lâu đời với nhiều truyền thống đặc sắc của xứ sở Azzerbaijan. Ảnh: Internet.
Nền văn hóa lâu đời với nhiều truyền thống đặc sắc của xứ sở Azerbaijan. Ảnh: Internet.

Ngôn ngữ chính thức của Azerbaijan là tiếng Azerbaijan, nằm trong phụ nhánh Oghuz của ngữ hệ Turkic, và được khoảng 95% dân số sử dụng. Vì chính sách ngôn ngữ của Liên Xô cũ, tiếng Nga được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai tại khu vực thành thị.

Đây là quốc gia gần như nằm gọn trong lòng những dãy núi trập trùng. Ảnh: Internet.
Đây là quốc gia gần như nằm gọn trong lòng những dãy núi trập trùng. Ảnh: Internet.

Kinh tế Azerbaijan chủ yếu dựa vào công nghiệp. Các ngành công nghiệp gồm chế tạo máy, dầu mỏ và các ngành khai mỏ khác, lọc dầu, các sản phẩm dệt may và chế biến hóa chất. Nông nghiệp chiếm 1/3 nền kinh tế Azerbaijan.

Thục Anh - Phú Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.