Thế giới trong tuần qua ảnh

(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật trên thế giới trong vòng 7 ngày qua.

1. Rời EU - quyết định mang tính bước ngoặt của người dân Anh

Người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ, 48,1% phản đối trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6. Sau thất bại trong canh bạc chính trị lớn nhất, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức.

Những người ủng hộ Anh rời khỏi EU vẫy cờ bên ngoài Phố Downing ở London sau khi có kết quả trưng cầu dân ý. Ảnh: Reuters
Những người ủng hộ Anh rời khỏi EU vẫy cờ bên ngoài Phố Downing ở London sau khi có kết quả trưng cầu dân ý. Ảnh: Reuters

2. Trung Quốc mở tuyến tàu du lịch trái phép ra Hoàng Sa

Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc (COSCO) vừa lên kế hoạch mở các chuyến tàu du lịch từ Tam Á ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng tới. Việt Nam kiên quyết phản đối Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Một tàu du lịch của Trung Quốc từng du hành trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: China News)
Một tàu du lịch của Trung Quốc từng du hành trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: China News)

3. EU gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng

Ngày 21/6, các đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine thêm 6 tháng. 

Một siêu thị ở Nga. (Nguồn: russia-insider.com)
Một siêu thị ở Nga. (Nguồn: russia-insider.com)

4. Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế

Ngày 22/6, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo. Ngay lập tức, động thái này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã ca ngợi vụ thử thành công tên lửa, gọi đó là một "sự kiện trọng đại" đã nâng cao đáng kể năng lực tấn công hạt nhân phủ đầu của Bình Nhưỡng.

Bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên được phát tại nhà ga ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 22/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên được phát tại nhà ga ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 22/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)

5. Chính phủ Trung Quốc đã ngừng cơ chế liên lạc với Đài Loan

Ngày 25/6, Chính phủ Trung Quốc đã ngừng một cơ chế liên lạc với Đài Loan do tân chính quyền của hòn đảo này từ chối công nhận nguyên tắc "một Trung Quốc." Đây là dấu hiệu căng thẳng mới nhất giữa hai bên.

Trung Quốc tập trận trước lễ nhậm chức của nhà lãnh đạo Đài Loan.  (Nguồn: AP)
Trung Quốc tập trận trước lễ nhậm chức của nhà lãnh đạo Đài Loan. (Nguồn: AP)

6. Đấu súng dữ dội tại khách sạn ở Somalia 

Ngày 25/6, một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển một khách sạn tại trung tâm thủ đô Mogadishu của Somalia, sau đó đã xảy ra đấu súng dữ dội. Các tay súng hiện đang cố thủ trong khách sạn và đấu súng dữ dội đang diễn ra.

Hiện trường một vụ tấn công. Ảnh: Reuters
Hiện trường một vụ tấn công. Ảnh: Reuters

Phương Thảo

(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.