Gần 10.000 người Trung Quốc cạnh tranh ghế 'lo trà nước'

Vị trí công chức bình thường tại văn phòng của tổ chức chính trị ở Trung Quốc bị cạnh tranh gay gắt bởi được làm việc ở thủ đô Bắc Kinh và yêu cầu không khắt khe.

Quang cảnh tại chờ thi đại học tại Trung Quốc - nấc thang cần thiết để tìm việc - Ảnh: Reuters
Quang cảnh tại chờ thi đại học tại Trung Quốc - nấc thang cần thiết để tìm việc - Ảnh: Reuters

Theo đài CNN, hôm qua (24-10) là thời hạn chót cho việc đăng ký vị trí công việc mong muốn trong đợt thi tuyển công chức năm nay của Trung Quốc. Đợt này thu hút hơn 1 triệu ứng viên.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các ứng viên phải ghi rõ lựa chọn về vị trí công việc họ muốn làm.

Tại Trung Quốc, công việc ở các cơ quan trung ương được mô tả như "chuột sa chĩnh gạo" bởi tại đó, người lao động có được thu nhập ổn định, có cơ hội thăng chức và các khoản phúc lợi phong phú khác.

Tuy nhiên công việc được nhiều người mong muốn nhất trong năm nay khá đặc biệt. Cho tới cuối ngày hôm qua (24-10) đã có 9.504 người bày tỏ nguyện vọng muốn trở thành người phụ trách phòng lễ tân tại cơ quan của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Liên đoàn này là một trong số 8 tổ chức chính trị hợp pháp tại Trung Quốc bên cạnh Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, hàng ngàn ứng viên muốn làm việc cho Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc có thể không phải vì quá thích thú với tính chất công việc. Bởi theo mô tả, công việc đó liên quan tới các hoạt động tiếp khách, sắp xếp các cuộc họp và chuẩn bị tổ chức các sự kiện…

Yếu tố hấp dẫn trong việc này với mọi người có lẽ vì những tiêu chuẩn đặt ra với ứng viên không khắt khe và vị trí làm việc ở ngay thủ đô Bắc Kinh. Các ứng viên chỉ cần có bằng cử nhân và 2 năm kinh nghiệm làm việc là có thể ứng tuyển.

Cũng giống như Trung Quốc, tại Ấn Độ, rất nhiều người dân muốn trở thành công chức để làm các công việc dường như khá tẻ nhạt. Năm ngoái, chỉ tính riêng tại một bang của Ấn Độ đã có 2,3 triệu người nộp đơn xin việc tại 368 vị trí làm nhân viên phục vụ trà nước hay bảo vệ ban đêm tại các cơ quan chính phủ.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.