10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2016

(Baonghean.vn) - Hàng loạt sự kiện chính trị, kinh tế, an ninh quan trọng trên thế giới đã diễn ra khắp các châu lục, đánh dấu một năm 2016 đáng nhớ để thế giới bước vào năm mới 2017 với niềm hy vọng mới, xen lẫn cả sự lo âu.

Cùng Báo Nghệ An điểm lại những sự kiện nổi bật trong năm qua.

 1. Bầu cử Tổng thống Mỹ

Ngày 8/11, cả thế giới vô cùng bất ngờ khi ông Donald Trump giành được 306 phiếu đại cử tri trong khi bà Hillary Clinton chỉ có 232 phiếu để đắc cử Tổng thống thứ 45 của Mỹ.  Đây là lần đầu tiên nước Mỹ có tổng thống là một tỷ phú và chưa hề có kinh nghiệm chính trị. Mặc dù sau cuộc bầu cử đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối oong Trump sau, nhưng cũng có những ý kiến cho rằng ông sẽ đem lại sự thay đổi cần thiết cho nước Mỹ. Sự kiện này cũng có tác động lớn đến bàn cờ chính trị thế giới.
Ngày 8/11, cả thế giới vô cùng bất ngờ khi ông Donald Trump giành được 306 phiếu đại cử tri trong khi bà Hillary Clinton chỉ có 232 phiếu để đắc cử Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ có tổng thống là một tỷ phú và chưa hề có kinh nghiệm chính trị. Mặc dù sau cuộc bầu cử đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối oong Trump sau, nhưng cũng có những ý kiến cho rằng ông sẽ đem lại sự thay đổi cần thiết cho nước Mỹ. Sự kiện này cũng có tác động lớn đến bàn cờ chính trị thế giới.

2. Nước Anh rời EU (Brexit)

Ngày 23/6, cử tri Anh đã bỏ phiếu rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong sự kiện thường được gọi là ‘Brexit’ với số phiếu 52% muốn rời đi và 48% ở lại. Sau khi kết quả được công bố, Thủ tướng Anh lúc đó, David Cameron tuyên bố từ chức. Thủ tướng mới, bà Theresa May, lên cầm quyền. Sau vụ bỏ phiếu, thị trường tài chính quốc tế lao dốc, đồng Bảng Anh giảm giá mạnh.
Ngày 23/6, cử tri Anh đã bỏ phiếu rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong sự kiện thường được gọi là ‘Brexit’ với số phiếu 52% muốn rời đi và 48% ở lại. Sau khi kết quả được công bố, Thủ tướng Anh lúc đó, David Cameron tuyên bố từ chức. Thủ tướng mới, bà Theresa May, lên cầm quyền. Sau vụ bỏ phiếu, thị trường tài chính quốc tế lao dốc, đồng Bảng Anh giảm giá mạnh.

3. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời

Đêm 25/11 giờ địa phương tức trưa 26/11 (giờ HN), Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố trên truyền hình, lãnh tụ Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX. Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.
Đêm 25/11 giờ địa phương tức trưa 26/11 (giờ HN), Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố trên truyền hình, lãnh tụ Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX. Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.

4. Khủng bố ngày Quốc khánh Pháp

Tối 14/7, một kẻ khủng bố đã lái xe tải với tốc độ hơn 60km/giờ lao vào đám đông vừa xem xong màn trình diễn pháo hoa đúng ngày quốc khánh ở Pháp, khiến 84 người chết và hơn 150 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em. Kẻ khủng bố dường như cố tình lái chiếc xe theo hình zích zắc để cán nhiều người nhất có thể. Lái xe được xác định là người Pháp gốc Tunisia, 31 tuổi, đã bị bắn chết.
Tối 14/7, một kẻ khủng bố đã lái xe tải với tốc độ hơn 60km/giờ lao vào đám đông vừa xem xong màn trình diễn pháo hoa đúng ngày quốc khánh ở Pháp, khiến 84 người chết và hơn 150 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em. Kẻ khủng bố dường như cố tình lái chiếc xe theo hình zích zắc để cán nhiều người nhất có thể. Lái xe được xác định là người Pháp gốc Tunisia, 31 tuổi, đã bị bắn chết.

5. Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vào ngày 15 và 16/7/2016, một nhóm trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Erdogan đã không thành công. Ít nhất 264 người đã bị giết chết trong số đó 173 thường dân, 67 nhân viên an ninh chính phủ, 24 người đảo chính và hơn 1.390 người bị thương.  Theo bộ trưởng bộ Tư pháp Bekir Bozdag cho đến nay khoảng 6.000 người đã bị bắt giữ và 2.745 thẩm phán đã bị sa thải.
Vào ngày 15 và 16/7/2016, một nhóm trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Erdogan đã không thành công. Ít nhất 264 người đã bị giết chết trong số đó 173 thường dân, 67 nhân viên an ninh chính phủ, 24 người đảo chính và hơn 1.390 người bị thương. Theo bộ trưởng bộ Tư pháp Bekir Bozdag cho đến nay khoảng 6.000 người đã bị bắt giữ và 2.745 thẩm phán đã bị sa thải.

6. Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej trút hơi thở cuối cùng chiều 13/10, ở tuổi 88. Sau gần 7 thập kỷ cầm quyền, ông là người trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej là vị vua hiếm hoi trên thế giới hiện đại cùng lúc có được khối tài sản khổng lồ, quyền lực trên chính trường, sự sùng kính của người dân trong nước và trọng thị của nước ngoài. Con trai đồng thời là người thừa kế của ông, Thái tử Maha Vajiralongkorn, 63 tuổi, trở thành quốc vương mới của Thái Lan.
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej trút hơi thở cuối cùng chiều 13/10, ở tuổi 88. Sau gần 7 thập kỷ cầm quyền, ông là người trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej là vị vua hiếm hoi trên thế giới hiện đại cùng lúc có được khối tài sản khổng lồ, quyền lực trên chính trường, sự sùng kính của người dân trong nước và trọng thị của nước ngoài. Con trai đồng thời là người thừa kế của ông, Thái tử Maha Vajiralongkorn, 63 tuổi, trở thành quốc vương mới của Thái Lan.

7. Vụ bê bối của Tổng thống Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Park Gyun Hye ngày 25/10 đã xin lỗi và thừa nhận từng “hỏi ý kiến” của bạn thân là bà Choi Soon-sil khi soạn thảo các bài diễn văn trong chiến dịch tranh cử năm 2012 lẫn giai đoạn đầu nhậm chức. Bà Park còn bị nghi ngờ có vai trò trong việc ép các tập đoàn lớn đóng góp để thành lập 2 tổ chức phi lợi nhuận được cho là của bà Choi.
Tổng thống Hàn Quốc Park Gyun Hye ngày 25/10 đã xin lỗi và thừa nhận từng “hỏi ý kiến” của bạn thân là bà Choi Soon-sil khi soạn thảo các bài diễn văn trong chiến dịch tranh cử năm 2012 lẫn giai đoạn đầu nhậm chức. Bà Park còn bị nghi ngờ có vai trò trong việc ép các tập đoàn lớn đóng góp để thành lập 2 tổ chức phi lợi nhuận được cho là của bà Choi.

8. Vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử

Ngày 10/5, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công khai “Hồ sơ Panama”, liên quan tới việc trốn thuế của giới nhà giàu. Dữ liệu, thuộc về hãng luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama, tiết lộ việc rửa tiền và trốn thuế liên quan tới 140 chính trị gia, hàng chục tỷ phú và cá nhân nổi tiếng thế giới. Tài liệu cũng đã phơi bày một hệ thống công ty “ma”, lên tới 214.000 tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài dính líu.
Ngày 10/5, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công khai “Hồ sơ Panama”, liên quan tới việc trốn thuế của giới nhà giàu. Dữ liệu, thuộc về hãng luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama, tiết lộ việc rửa tiền và trốn thuế liên quan tới 140 chính trị gia, hàng chục tỷ phú và cá nhân nổi tiếng thế giới. Tài liệu cũng đã phơi bày một hệ thống công ty “ma”, lên tới 214.000 tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài dính líu.

9. Châu Âu “nghẹt thở” vì khủng hoảng nhập cư

Năm 2016, làn sóng người di cư tiếp tục tràn vào châu Âu. Câu chuyện những con tàu chở đầy người tị nạn bị đắm ở Địa Trung Hải đã trở thành nỗi ám ảnh với nhân loại. Nhiều chính sách được đưa ra, nhưng chưa hiệu quả. Việc phân bổ hạn ngạch nhập cư khiến EU chia rẽ, trong khi tư tưởng bài ngoại xuất hiện ở nhiều nơi. Châu Âu cũng rơi vào thế nguy hiểm khi khủng bố cài cắm lực lượng vào dòng người tỵ nạn.
Năm 2016, làn sóng người di cư tiếp tục tràn vào châu Âu. Câu chuyện những con tàu chở đầy người tị nạn bị đắm ở Địa Trung Hải đã trở thành nỗi ám ảnh với nhân loại. Nhiều chính sách được đưa ra, nhưng chưa hiệu quả. Việc phân bổ hạn ngạch nhập cư khiến EU chia rẽ, trong khi tư tưởng bài ngoại xuất hiện ở nhiều nơi. Châu Âu cũng rơi vào thế nguy hiểm khi khủng bố cài cắm lực lượng vào dòng người tỵ nạn.

10. Tòa trọng tài bác đường lưỡi bò

Hôm 12/7, Tòa Trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, kết luận không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên trong đường chín đoạn. Trong phán quyết, PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc.
Hôm 12/7, Tòa Trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, kết luận không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên trong đường chín đoạn. Trong phán quyết, PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.